Giải pháp về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 60)

Xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động này có những rủi ro đặc thù nhƣ gian lận, lừa đảo và giả mạo; do đó, trong cơ chế về quản trị rủi ro cần có các quy định bao trùm đƣợc các rủi ro này.

Khi xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro, trƣớc hết ACB cần có sự phân loại bảo lãnh theo hình thức bảo đảm một cách cụ thể hơn để có cách thức quản lý rủi ro tốt hơn. Cụ thể có thể chia thành:

+ Bảo lãnh đảm bảo bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do ACB phát hành; + Bảo lãnh đảm bảo bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi do tổ chức khác hành;

+ Bảo lãnh đảm bảo bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác.

+ Bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.

Theo cách phân loại nhƣ trên, bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do ACB phát hành hầu nhƣ rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó, cơ chế về quản trị rủi ro đối với các bảo lãnh loại này nên theo hƣớng đơn giản để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.

Đối với loại bảo lãnh đảm bảo bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi do tổ chức khác phát hành, cơ chế về quản trị rủi ro sẽ tập trung vào việc xác thực và tạm thời phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, để tránh các trƣờng hợp giả mạo hoặc có sự cấu kết giữa khách hàng và tổ chức phát hành.

Đối với bảo lãnh đảm bảo bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác, cơ chế về quản trị rủi ro nên đƣợc xây dựng theo những tiêu chí rõ ràng và phù hợp, nhằm thẩm định chính xác năng lực của khách hàng, tránh những rủi ro đáng tiếc. Việc xem xét các yếu tố khác có liên quan đến việc phát hành cam kết bảo lãnh nhƣ điều kiện bảo lãnh, một số yếu tố liên quan đến bên thụ hƣởng, luật áp dụng trong cam kết bảo lãnh,...nên đƣợc giao cho bộ phận chuyên về bảo lãnh đảm nhận.

Với trƣờng hợp bảo lãnh không có tài sản bảo đảm, khách hàng cần phải đƣợc thẩm định kỹ hơn, các tiêu chí đánh giá phải khó hơn và phức tạp hơn, thẩm quyền phê duyệt phải do các cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính phê duyệt.

Bên cạnh đó, có thể quản trị các rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh, cơ chế về quản trị rủi ro cần đƣợc thiết lập trên cơ sở hệ thống hóa các đặc trƣng trong nhận diện các loại rủi ro này, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tại chi nhánh trong vai trò là ngƣời trực tiếp phát hành và các phòng ban tại hội sở trong vai trò là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh.

Thành lập một bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Bởi trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh nƣớc ngoài ngày càng nhiều, và để tránh một số trƣờng hợp đã xảy ra là: khi có tranh chấp, ngân hàng mới quay trở lại xem hồ sơ gốc, tìm hiểu về luật và xin tƣ vấn ở các văn phòng luật sƣ, lúc này đã quá trễ. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tƣ vấn về pháp lý trong hoạt động bảo lãnh sẽ giúp nhân viên tác nghiệp bớt áp lực công việc và tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ, đồng thời góp phần làm cho công tác khách hàng đƣợc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn; và quan trọng nhất là ACB sẽ hạn chế đƣợc rủi ro về pháp lý và tránh đƣợc bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Về thẩm quyền phê duyệt các mức cấp bảo lãnh cũng là yếu tố quan trọng trong chính sách quản lý rủi ro bảo lãnh ngân hàng. Phân định thẩm quyền giúp các ngân hàng kiểm soát đƣợc các cấp độ rủi ro tƣơng ứng thông qua việc quy định các mức giới hạn cấp bảo lãnh. Giới hạn cấp bảo lãnh cũng đƣợc xác định trên cơ sở thẩm quyền theo nhóm.

Về thẩm quyền ký kết các thƣ bảo lãnh phát hành tại các CN/PGD cũng cần phải đƣợc phân định một cách rõ ràng, tránh ký sai thẩm quyền/vƣợt thẩm quyền quy định dẫn đến thƣ bảo lãnh vô hiệu, ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên thụ hƣởng bảo lãnh và uy tín của ACB.

Ngoài ra, ACB cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và mở rộng hơn nữa mạng lƣới ngân hàng đại lý, đồng thời thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế để có thể nắm bắt các thông tin và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định bảo lãnh

Trên thực tế hiện nay tại các NHTM nói chung và ACB nói riêng, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ở mức có thể kiểm soát đƣợc, tuy nhiên hoạt động này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, chất lƣợng tín dụng và chất lƣợng bảo lãnh, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, yêu cầu cần thiết là cán bộ thực hiện công tác thẩm định phải nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, cập nhật quy định đổi mới, nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế - xã hội - thị trƣờng và có khả năng phân tích tài chính đối với từng doanh nghiệp cụ thể.

Hoạt động bảo lãnh là một trong những hình thức cấp tín dụng, do đó nó cũng mang đặc điểm giống nhƣ hoạt động tín dụng. Khi ngân hàng đồng ý phát hành thƣ bảo lãnh cho khách hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận rủi ro có thể xảy ra sau này. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ ngân hàng cần tiến hành hết sức thận trọng và kỹ càng trƣớc khi trình cấp trên phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Công tác thẩm định đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính chính xác. Để việc thẩm định có hiệu quả, cần tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời cử cán bộ ngân hàng đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, có thể đƣa ra nhận định chính xác nhằm quyết định nên phát hành thƣ bảo lãnh hay không.

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ việc ra quyết định. Ngoài ra, ngân hàng có thể khai thác thông tin từ các công ty kiểm toán, công ty tƣ vấn tài chính hay luật sƣ cùng các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là kênh thông tin tin cậy, thuộc NHNN Việt Nam, giúp ngân hàng nắm bắt thông tin về tình hình quan hệ tín dụng trong quá khứ và hiện tại của khách hàng… để phòng tránh các rủi ro do thiếu thông tin hay thông tin sai lệch.

Công tác thẩm định ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hoạt động bảo lãnh. Việc thực hiện công tác thẩm định cần đƣợc tiến hành nghiêm túc, có tiêu chí cụ thể để đánh

giá, dựa vào đó, ngân hàng có thể đánh giá mức độ hiệu quả của dự án, xem xét các rủi ro có thể xảy ra và khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng.

Thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát khách hàng

Quy trình bảo lãnh đƣợc tiến hành theo từng khâu, nhiều thủ tục mang tính nghiệp vụ. Do đó, để bảo đảm từng khâu trong quá trình đƣợc thực hiện theo đúng pháp luật, đúng quy định bảo lãnh của NHNN nói chung và ACB nói riêng. Cần phát hiện kịp thời các sai phạm để có giải pháp đúng đắn, phát hiện càng sớm càng tốt những bất hợp lý trong từng khâu để có điều chỉnh cho phù hợp. Để các công việc trên đƣợc thực hiện và triển khai hiệu quả, ACB cần:

 Tiến hành công việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các khâu trong quy trình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

 Xử lý ngay lập tức những sai phạm phát hiện, thêm vào đó xây dựng lại khâu thực hiện các thủ tục, kiểm tra các hoạt động của cán bộ ngân hàng trong quá trình tƣ vấn, tiếp xúc và quản lý khách hàng yêu cầu phát hành thƣ bảo lãnh.

Công tác kiểm tra kiểm soát là công tác cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và nghiêm túc nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả dựa trên quan điểm ngăn ngừa và phòng chống kết hợp giáo dục và xử lý.

Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ, giám sát khách hàng có thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không cũng cần đƣợc chú trọng. Sau khi chấp nhận phát hành bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra việc thực thi các nghĩa vụ, đảm bảo đúng theo các quy định đã thỏa thuận; trong trƣờng hợp phát hiện bất cập cần có biện pháp xử lý kịp thời, thỏa đáng tránh xảy ra những rủi ro sau này.

Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn

Nền kinh tế hiện nay mà nói là một thách thức lớn cho tất cả những nhà làm kinh tế nói chung và nhà ngân hàng nói riêng. Với những biến động khó lƣờng trƣớc đây, thay đổi đột ngột xảy ra ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của toàn ngân hàng

trong đó có hoạt động bảo lãnh, do đó dựa trên những cơ sở chính sách đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau mà có kế hoạch phù hợp, tƣơng ứng với từng loại hình bảo lãnh. Từ đó, xét thấy loại hình nào cần đƣợc chú trọng do tiềm ẩn nhiều rủi ro, loại hình nào cần tập trung phát triển nhằm mục đích kinh doanh… Ngân hàng cần có bƣớc thực hiện tƣơng ứng với điều kiện tại thời điểm hiện tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)