Theo lý thuyết của sự lựa chọn bất lợi (Adverse selection hypothesis)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của tổ chức nhà đầu tư nước ngoài đến thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)

Dựa trên lập luận của lý thuyết sự lựa chọn bất lợi, khi thị trường có hiện tượng bất cân xứng thông tin thì thông tin bất lợi sẽ có hai trường hợp xảy ra đều gây ra tác động giảm tính thanh khoản cho Thị trường chứng khoán Việt Nam:

3.4.1.1 Trường hợp thứ nhất

NĐTNN là những tổ chức, họ có khả năng nắm bắt những thông tin tốt chưa được công bố khi dựa vào mối quan hệ với những người quản lý hoặc cơ quan cung cấp thông tin hoặc ít nhất họ vẫn có khả năng phân tích, đánh giá, dự đoán đối với những thông tin được công bố định kỳ nên họ tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn những NĐT cá nhân chưa có đầy đủ kiến thức hoặc phản ứng theo tâm lý bầy đàn…. Vì thế, NĐT có tổ chức sẽ đánh giá được tại thời điểm nào chứng khoán của doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực, NĐT sẽ mua cổ phiếu với giá rẻ và bán với giá cao trong tương lai. Vì có được thông tin thuận lợi nên họ phản

ứng trước thị trường tạo ra lợi nhuận vượt trội, điều này làm chênh lệch giá mua bán cao, tức làm giảm tính thanh khoản. Hoặc cũng có thể lợi dụng ưu thế về thông tin của mình để làm giá một số loại cổ phiếu, đây cũng là hành vi làm giảm tính thanh khoản cho thị trường. Để kiểm tra xem lập luận này có xác thực tại thị trường Việt Nam hay không, bài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy để đánh giá xem việc tăng lên trong quyền sở hữu của tổ chức NĐTNN có dự báo được tỷ suất sinh lợi vượt trội hay không?

Để kiểm tra khả năng dự báo của sự thay đổi trong quyền sở hữu tổ chức nước ngoài lên tỷ suất sinh lợi trong tương lai, chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu các biến giải thích theo năm t để dự báo tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong tháng t+n (n=112 tháng) theo mô hình bên dưới. Nếu NĐT nước ngoài dự báo được tỷ suất sinh lợi vượt trội trong tương lai tăng thì thúc đẩy NĐT trong hiện tại có nhu cầu mua cổ phiếu để đạt được một mức sinh lợi vượt trội trong tương lai. Đồng thời cũng cho thấy đây cũng là một nguyên nhân khi NĐTNN có thê tiếp cận được những thông tin thuận lợi, khả năng dẫn đến sự lựa chọn bất lợi lớn hơn, kìm hãm thanh khoản.

Mô hình hồi quy:

Ri,t+n = αt+n + βt+nXi,t + γt+n HOLDINGi,t + €i,t+n (3.12)

Trong đó:

Ri,t+n :lợi nhuận vượt trội chứng khoán i trong tháng t+n,

Xi,t : vector của biến kiểm soát ( tỷ số sổ sách so với thị

trường, lợi nhuận quá khứ, Beta, qui mô doanh nghiệp),

HOLDINGi,t: quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chứng khoán i tháng theo năm t, ký hiệu này để phân biệt với biến FOR có giá trị theo hàng tháng.

Bảng 3.12: Quyền sở hữu của tổ chức NĐTNN dự báo tỷ suất sinh lợi vượt trội trong tương lai

Tại mức ý nghĩa thống kế 5%, kết quả hồi quy cho thấy quyền sở hữu của tổ chức nước ngoài hầu như không góp phần dự báo được tỷ suất sinh lợi vượt trội trong tương lai cho của chứng khoán( hệ số tương quan chỉ -0.000009 với giá trị P- value là 5 %).Tức việc mua bán của NĐTNN(sẽ làm thay đổi mức độ sở hữu tương ứng ) hầu như không có mối liên hệ với sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi của chứng khoán trong tương lai. Điều đó có nghĩa là NĐT nước ngoài khó có thể đánh bại thị trường để giành được tỷ suất sinh lợi vượt trội vì họ chưa có được những thông tin để dự đoán được tỷ suất sinh lợi trong tương lai hoặc những thông tin mà họ có được chưa thật sự ảnh hưởng hiệu quả đến giá chứng khoán.

Ngoài biến FOR ít ảnh hưởng đến tỷ suất vượt trội trong tương lai thì quy mô doanh nghiệp (Size) và Return quá khứ cũng có mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất sinh lợi vượt trội trong tương lai.

Hệ số beta, thì biến động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi nhưng trong trường hợp này lại không có ý nghĩa thống kê. Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thì biến động cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy dựa vảo kết quả về khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi vượt trội trong tương lai đồng nghĩa với việc NĐTNN có tổ chức này không có được những thông tin thuận lợi hoặc có mối quan hệ chiến lược hoặc thị trường không hiệu quả nên thông tin mà họ có được không ảnh hưởng nhiều đến giá.Tóm lại, sự lựa chọn bất lợi không được xem là nguyên nhân tạo ra mối quan hệ tương quan nghịch biến của sự tăng lên mức độ sở hữu và tính thanh khoản của chứng khoán trong trường hợp này.

3.4.1.2 Trường hợp thứ hai

Trên thị trường chứng khoán, khi thông tin không đầy đủ hoặc có sự sai lệnh, những nhà đầu tư nắm ít thông tin hơn ngoài phải bỏ chi phí nhiều hơn trong việc thu thập thông tin trước khi giao dịch thì họ ngại phải gặp rủi ro mua cổ phiếu có giá thị trường cao hơn giá trị thực sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn chị phí thị trường, thu lại lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ.Chúng ta đã đề cập phần này trong lý thuyết về sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.

Hệ quả của vấn đề phát sinh trong trường hợp thứ hai là nhà đầu tư có ít thông tin dần dần từ bỏ thị trường. Điều này sẽ có tác động ngược lại với NĐT có thông tin (khi đó không có người mua) làm cho thị trường giảm thanh khoản.

Tóm lại, lập luận trong điều kiện xảy ra sự lựa chọn bất lợi: trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có được những thông tin thuận lợi, giao dịch trên thị trường sẽ làm giảm thanh khoản là không khả thi. Nhưng lập luận thứ 2 trong điều kiện thị trường có hiện tượng bất cân xứng thông tin làm cho NĐT nước ngoài tốn kém nhiều chi phí giao dịch hơn, lo ngại gặp những rủi ro khi không nắm bắt hết những thông tin cần thiết: rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường sẽ hạn chế NĐT tham gia thị trường hơn kéo theo làm giảm thanh khoản chứng khoán và thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của tổ chức nhà đầu tư nước ngoài đến thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)