TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VIRUS GÂY BỆNH TRÊN ONG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện virus gây bệnh thối đen mũ chúa (black queen cell virus) trên ong mật ở miền bắc việt nam (Trang 30)

ONG VIỆT NAM

Ở Việt Nam, nghề nuôi ong đã được hình thành từ rất lâu, tuy nhiên những nghiên cứu về virus gây bệnh trên ong vẫn còn rất hạn chế, có rất ít công trình được

26

công bố. Trước đây, việc phát hiện sự có mặt virus thường dựa vào những phương pháp truyền thống như kính hiển vi điện tử, huyết thanh học hay miễn dịch học…. Các phương pháp này có những hạn chế như tốn nhiều thời gian và độ đặc hiệu thấp dẫn đến xác định sai virus liên quan. Ngày nay, kỹ thuật được sử dụng phổ biến để phát hiện các bệnh do virus hại trên thực vật và động vật nói chung và đối với bệnh do virus gây hại trên ong mật nói riêng là kỹ thuật RT - PCR. Năm 2004, lần đầu tiên Lê Thanh Hòa và cộng sự đã giám định virus gây bệnh trên ong bằng phương pháp sinh học phân tử tại các trại ong ở Hòa bình, Hải Hưng [4]. Tại Trung tâm nghiên cứu ong TW, Lê Quang Trung và cộng sự (2008) đã bước đầu ứng dụng kỹ thuật multiplex RT-PCR/RFLP để phát hiện virus trên đàn ong nội tại Hòa Bình. Phạm Hồng Thái và cộng sự (2011) đã sử dụng kỹ thuật RT- PCR để phát hiện SBV và DWV trên ong mật nuôi tại Hà Nội [8]. Trương Anh Tuấn và cộng sự (2012) đã sử dụng kỹ thuật RT – PCR nghiên cứu mức độ nhiễm 6 chủng virus phổ biển và gây hại nghiêm trọng cho ong mật nuôi tại Việt Nam [9]. Mặc dù vậy, các nghiên cứu mới chỉ tiến hành trên quy mô nhỏ nên cần thiết phải có những nghiên cứu ở quy mô toàn quốc về dịch tễ học phân tử của các virus gây bệnh trên ong, về đặc điểm phân tử hệ gen của các virus gây bệnh. Đồng thời chúng ta cũng cần phát triển được các phương pháp chẩn đoán có thể đồng thời phát hiện được nhiều loại virus trên cùng một phản ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Các kết quả nghiên cứu đó sẽ làm cơ sở để dự báo và đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả các bệnh do virus gây ra trên ong mật đang được nuôi và khai thác ở nước ta.

27

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện virus gây bệnh thối đen mũ chúa (black queen cell virus) trên ong mật ở miền bắc việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)