hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Sau khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp ở phần trên, ở phần này dựa vào mô hình của Shinada Naoki (2012) đã trình bày ởchương 3, tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc nắm giữ
tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường thông qua khảnăng sinh lợi trên tài sản ROA và thông qua tỉ
Trong mô hình REM và FEM đã sử dụng biến giả để đo lường sự khác nhau giữa
các yếu tố ảnh hưởng giữa từng năm, giữa từng công ty hoặc giữa từng năm và các công ty, nên việc sử dụng biến giả trên dữ liệu bảng (panel data) có thểrơi vào một trong hai khái niệm làm mô hình không thực hiện được (mô hình tự bỏ biến) là Time-invariant (biến giả có cùng giá trị cho tất cảcác năm) và Firm-invariant (biến giả có cùng giá trị trên tất cả công ty trong cùng một năm). Bộ dữ liệu rơi vào trường hợp Time-invariant vì biến ngành sẽ là 1 mãi do các công ty không đổi ngành nên khi phần mềm Stata11 xây dựng mô hình hồi quy cho công ty sẽ tồn tại 1 biến giả có giá trị không đổi, đây là hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo. Chính vì vậy mô hình FEM không thực hiện được nên trong phần này tác giả sử dụng mô hình REM để thực hiện hồi quy.
Mối quan tâm chính của phần này là để nghiên cứu xem liệu có phải xu hướng các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền là dùng tiền cho các khoản chi phí hiệu quả nhằm
làm tăng khảnăng sinh lợi và giá trị doanh nghiệp hay không. Đồng thời, ý nghĩa
của mối quan hệ giữa nắm giữ tiền với hoạt động doanh nghiệp phụ thuộc vào sự
thiết lập cơ hội đầu tư. Vì vậy, tác giả chia bộ dữ liệu sử dụng ở mô hình 1 thành 3 nhóm mẫu nhỏ, 3 nhóm mẫu này được chia dựa vào tỉ lệđầu tư cốđịnh trên tổng tài sản, bao gồm 3 nhóm mẫu thấp (L – Sample), trung bình (M – Sample) và cao (H –
Sample). Sau đó tiến hành chạy hồi quy REM từng nhóm mẫu cho từng biến phụ
thuộc ROA và PBR.