Trong bài nghiên cứu “Firm’s Cash Holdings and Performance: Evidence from Japanese Corporate finance” của Tiến sĩ Shinada Naoki thực hiện năm 2012
không chỉ nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc nắm giữ tiền thông qua việc
đặt ra các giả định về các mối quan hệ dựa vào các nghiên cứu trước đây mà còn kiểm định ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, rất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong luận văn nên tác giảđã dựa vào 2 mô hình thực nghiệm của Shinada Naoki (2012) để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền và ảnh hưởng của việc nắm giữ
tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả tiến hành kiểm định 2 mô hình bằng cách áp dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) trên nền tảng kiểm định Hausman cho bộ dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của 118 doanh nghiệp được niêm yết trên Sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hai mô hình như sau:
Mô hình 1: Động cơ thúc đẩy việc nắm giữ tiền
Theo Shinada Naoki (2012), tác giả giả định các mối quan hệ sau đây và tiến hành kiểm định các giả định đặt ra bằng cách áp dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) trên nền tảng kiểm định Hausman cho bộ dữ liệu được thu thập.Các mối quan hệ sau được giả định dựa trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết
trước đây:
(a) Các doanh nghiệp sẽ nắm giữ nhiều tiền hơn khi họ thu được dòng tiền lớn hơn.
Theo Lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sử dụng tiền như là một vùng đệm giữa tiền lãi và chi phí hoạt động. Nếu dòng tiền lớn hơn nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng tiền cho việc chi trả nợ và cổ tức. Tuy nhiên, nếu dòng tiền ít hơn
nhu cầu tiêu dùng, họ dùng khoản tiền gửi tích lũy cho các chi phí trước khi tiến hành phát hành nợ. Xem xét ràng buộc tài chính và việc tài trợ vốn tốn kém bên
ngoài, các doanh nghiệp tăng nắm giữ tiền khi họ có dòng tiền lớn hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu liên tục. Dưới ảnh hưởng gắt gao của cuộc khủng hoảng
tài chính 2008, thông thường các khó khăn tài chính mở rộng quá nhanh khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, do đó, doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn đối với dự trữ tiền.
(b) Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao hơn sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn
Trong bài nghiên cứu “Why Do Firms Hold Cash? Evidence from EMU Countries”
được thực hiện bởi Ferreira, Miguel A. và Antonio S. Vilela năm 2004 dựa vào Lý thuyết đánh đổi cho rằng đòn bẩy làm tăng khảnăng phá sản do áp lực các kế hoạch trả nợđặt lên việc quản lý quỹ của doanh nghiệp. Để giảm khảnăng trải qua khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp có đòn bẩy cao hơn nắm giữ nhiều tiền hơn. Khi
doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ đòn bẩy ở mức quá cao, họ sẽ tăng nắm giữ tiền để
tránh phá sản hoặc để chuẩn bịlượng tiền nhằm đáp ứng cho các khoản chi phí phát sinh trong tương lai thay vì phải sử dụng nguồn tài trợ vốn tốn kém bên ngoài.
(c) Các doanh nghiệp có trả lãi cao hơn sẽ có nắm giữ tiền nhiều hơn
Cũng như giả định (b), khi các doanh nghiêp có đòn bẩy tài chính cao, họ phải trả
lãi nhiều hơn, nhu cầu tiền nhiều hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp lên kế hoạch giảm nợ bằng cách nắm giữ nhiều tiền hơn.
(d) Các doanh nghiệp có mức tín dụng thấp hơn sẽ có nắm giữ tiền cao hơn
Nếu doanh nghiệp quan tâm về việc mức tín dụng của họ giảm và có thểđảm bảo nguồn tài trợtrong tương lai, họ sẽ tích lũy tiền trước.
(e) Khi biến động dòng tiền tăng, các doanh nghiệp tăng nắm giữ tiền
Như trong bài nghiên cứu “Why Do Firms Hold Cash? Evidence from EMU
Countries” được thực hiện bởi Ferreira, Miguel A. và Antonio S. Vilela năm 2004
mô tả, các doanh nghiệp có sự biến động dòng tiền cao hơn đối mặt với khảnăng
thiếu tiền cao hơn do sự suy giảm dòng tiền không mong đợi. Mô hình thực nghiệm như sau:
∆ = + ∗ ∆ + ∗ ∆ + ∗ ∆ + ∗ ∆ + ∗ (1)
là hệ số chặn.
casht là 1 biến phụ thuộc thể hiện mức nắm giữ tiền của một công ty, được
đo lường bằng tỉ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản ởnăm
t.
cft là 1 biến độc lập nhằm xem xét cường độ dòng tiền ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền như thếnào, được đo lường bằng tỉ lệ dòng tiền trên tổng tài sản ởnăm
t. Mà ởđây, dòng tiền được định nghĩa là lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao trừ đi
cổ tức chi trảhàng năm, mối quan hệ(a) được giảđịnh rằng hệ sốa > 0.
DCRt-1 là 1 biến độc lập thể hiện cấu trúc nợ của doanh nghiệp, nhằm xem xét xem mức độ nợ của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức nắm giữ tiền như thế nào. Trong bài, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tổng các khoản nợ phải trả lãi trên nguồn vốn ởnăm t -1; trong đó tổng nợ sinh lãi bao gồm nợ ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) và nợ vay tài chính; mối quan hệ (b) giả định là hệ số b > 0. Biến
DCRcó độ trễ 1 năm, điều đó thể hiện cấu trúc nợ của doanh nghiệp năm t - 1
ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền năm t như thế nào.
SPRDt là 1 biến độc lập, là mức chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất tiền gửi của doanh nghiêp ở năm t. Biến này nhằm xem xét việc trả các khoản lãi vay ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp như thế nào. Mối quan hệ
cuả (c) và (d) giảđịnh rằng hệ sốc > 0.
UCt là 1 biến độc lập, thể hiện mức độ biến động của dòng tiền, biến này
được đưa vào nhằm xem xét ảnh hưởng của việc biến động dòng tiền có ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền không và mức độảnh hưởng ra sao. Biến này được tính toán bằng độ lệch chuẩn trong 3 năm liên tiếp của biến cf. Mối quan hệ (e) giảđịnh hệ số
d > 0.
YD là biến giảnăm.
Ý nghĩa của mô hình 1: Mô hình 1 được tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiêp, mà ởđây là xem xét các
yếu tố tỉ lệ dòng tiền, tỉ lệ đòn bẩy, chênh lệch lãi suất và sự biến động dòng tiền
đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp.
Mô hình 2: Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tác giả tiếp tục tiến hành phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo mô hình thực nghiệm của Shinada Naoki (2012). Mối quan tâm chính là để nghiên cứu xem liệu có phải xu hướng các doanh nghiệp nắm giữ tiền nhiều là để dùng tiền cho các khoản chi phí hiệu quả
nhằm làm tăng khả năng sinh lợi và giá trị doanh nghiệp hay không, ý nghĩa của mối quan hệ giữa nắm giữ tiền với hoạt động doanh nghiệp là phụ thuộc vào sự
thiết lập cơ hội đầu tư. Tác giả giả định các mối quan hệ để kiểm định ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sau:
(g) Nếu cơ hội đầu tư đủ lớn, việc nắm giữ tiền lớn có tác động tích cực lên thành quả doanh nghiệp, mà được đo lường bằng tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Theo cách khác, các doanh nghiệp sẽ tích lũy tiền đểđầu tư vào các dự án sinh lợi, tiến hành các dự án đầu tư, và đạt được mức lợi nhuận trên tài sản (ROA)
cao hơn. Tác giả tiến hành kiểm định xem liệu có phải một doanh nghiệp mà tích lũy tiền sẽ thành công trong việc tăng lợi nhuận hay không.
(h) Nếu các cổ đông cho rằng các doanh nghiệp mà nắm giữ tiền nhiều có thành quả kinh doanh tốt hơn, giá trị thị trường của các doanh nghiệp này cao hơn. Tác giả kiểm định xem liệu có phải một doanh nghiệp mà tích lũy tiền sẽ có giá trị thị trường cao hơn không.
Theo Shinada Naoki (2012), tác giả sử dụng mô hình thực nghiệm cho ước lượng dữ liệu bảng như sau:
∆ = + ∗ ∆ + ∗ + ∗ (2)
Trong đó:
Pt biểu thị thành quả của công ty và chỉ số giá trị thị trường của doanh nghiệp là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ởnăm t và tỉ số giá trị thị trường trên
giá trị sổ sách (PBR) ởnăm t được đo bằng tỉ lệ giá trị vốn hóa thị trường trên giá sổ sách của tổng tài sản. Trong mô hình, ROA và PBR là 2 biến phụ thuộc.
casht-1 là 1 biến độc lập, được đo lường bằng tỉ lệ tiền mặt và các khoản
tương đương tiền (như là tiền gởi) trên tổng tài sản thể hiện mức độ nắm giữ tiền ở năm t -1 ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) và giá trị doanh nghiệp (PBR) ởnăm t như thế nào.
ID biểu thị biến giả ngành
YD là biến giảnăm. .
Mẫu ở mô hình 2 được tạo thành bằng cách lấy mẫu dùng ở mô hình 1 chia thành 3 nhóm mẫu nhỏ (cao/trung bình/thấp) trên nền tảng sự phân phối tỉ lệđầu tư cốđịnh trên tổng tài sản. Mẫu thấp (L-sample) bao gồm các doanh nghiệp có tỉ lệ thấp hơn
phân vị phần trăm thứ 33, mẫu cao (H-sample) bao gồm các doanh nghiệp có tỉ lệ cao hơn phân vị phần trăm thứ 66, và mẫu trung bình (M-sample) bao gồm phần còn lại. Trong các nhóm mẫu, các doanh nghiệp có tỉ lệ đầu tư cốđịnh thấp hơn – mà tích lũy nắm giữ tiền – không thểđầu tư vào các dự án hiệu quả nên có ROA và PRR thấp hơn. Giả định rằng các nhóm mẫu có tỉ lệ đầu tư cao hơn có sự thiết lập
cơ hội đầu tư tốt hơn, việc nắm giữ tiền sẽđược tương quan cùng chiều với các chỉ
số thành quả.
Ý nghĩa mô hình 2: Mô hình 2 được tác giả sử dụng để nghiên cứu liệu có phải các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt là để dùng các khoản chi phí giúp làm tăng khả năng sinh lợi và giá trị doanh nghiệp hay không. Từ bộ
mẫu nghiên cứu của đề tài, tác giả phân chia thành 3 mẫu nhỏ hơn là cao – trung bình - thấp dựa trên tỉ lệ giữa tài sản cố định và tổng tài sản nhằm nghiên cứu ảnh
hưởng của việc nắm giữ tiền đến khảnăng sinh lời của tài sản cũng như đến giá trị
doanh nghiệp trong các doanh nghiệp với các mức độđầu tư khác nhau.
Từ 2 mô hình đã được mô tả ở trên, tác giả tiến hành thu thập mẫu để phục vụ cho việc nghiên cứu. Bảng 3.1 mô tả tổng quát các biến sử dụng trong 2 mô hình, đồng thời thể hiện các chỉ tiêu được lấy từ báo các tài chính của các công ty để tính toán các biến như sau:
Bảng 3.1.1: Tổng hợp các biến dùng trong mô hình thực nghiệm Số thứ tự Tên biến Cách tính Các chỉtiêu dùng để tính toán
1 cash ề à á ℎ ả ươ đươ ề (1)
ổ à ả (2) - (1): chỉtiêu 110 BCĐKT - (2): chỉtiêu 270 BCĐKT 2 cf ợ ℎ ậ ò (3) + ℎấ ℎ (4)− ổ ứ (5) ổ à ả (2) - (2): chỉtiêu 270 BCĐKT - (3): chỉtiêu 60 KQHĐKD - (4): chỉ tiêu 02 BCLCTT - (5): chỉ tiêu 36 BCLCTT 3 DCR ợ ắ ℎạ (6) + ợ à ℎạ (7) ổ ồ ố (2) - (2): chỉtiêu 270 BCĐKT - (6): chỉtiêu 311 BCĐKT - (7): chỉtiêu 334 BCĐKT
4 SPRD Lãi suất tiền vay – lãi suất tiền gửi Chênh lệch lãi suất của Việt Nam công bố trên website của Ngân hàng thế giới hàng năm.
5 UC Độ lệch chuẩn 3 năm liên tiếp biến cf
6 PBR á ị ố ℎó ℎị ườ (8)
ổ à ả (2)
- (2): chỉtiêu 270 BCĐKT
- (8): số lượng CP đang lưu
hành * giá trị thịtrường của cổ
phiếu vào ngày 31/12
7 ROA ợ ℎ ậ ò (3)
ổ à ả (2)
- (2): chỉtiêu 270 BCĐKT
Trong bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng dấu của các hệ số trong 2 mô hình nghiên cứu giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Bảng 3.1.2: Kỳ vọng dấu của hệ số các biến trong mô hình nghiên cứu Mô hình Biến phụ thuộc Biến độc lập Giảđịnh Kỳ vọng 1 casht
cft Các doanh nghiệp sẽ nắm giữ nhiều tiền
hơn khi họthu được dòng tiền lớn hơn. a > 0
DCRt-1 Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính
cao hơn sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt hơn b > 0
SPRDt
Các doanh nghiệp có trả lãi cao hơn sẽ có nắm giữ tiền nhiều hơn
Các doanh nghiệp có mức tín dụng thấp
hơn sẽ có nắm giữ tiền cao hơn
c > 0
UCt Khi biến động dòng tiền tăng, các doanh
nghiệp tăng nắm giữ tiền d > 0
2
ROAt casht-1
Nếu cơ hội đầu tư đủ lớn, việc nắm giữ
tiền lớn có tác động tích cực lên thành quả doanh nghiệp, mà được đo lường bằng tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
a > 0
PBRt casht-1
Nếu các cổ đông cho rằng các doanh nghiệp mà nắm giữ tiền nhiều có thành quả kinh doanh tốt hơn, giá trị thị trường của các doanh nghiệp này cao hơn.
a > 0