THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN BÌNH
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định
2.2.2.1. Cơ cấu vốn cố định
Bảng 7: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty An Bình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) TCĐ hữu hình 11915,9 9 92,65 13355,31 93,68 12835,73 89,4 TSCĐ vô hình 945,30 7,35 900,43 6,32 1521,12 10,6 Tổng TSCĐ 12861, 29 100 14255,74 100 14356,85 100
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Biểu đồ 5: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty An Bình – Theo tỷ trọng
Biều đồ 6: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty TNHH An Bình – Theo giá trị
Như vây, trong cơ cấu tài sản cố định của Công ty thì tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản cố định hữu hình của Công ty chủ yếu là nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Năm 2013, do Công ty có mua lại máy đào Hitachi, ôtô tự đổ đã thuê trước đó và mua mới một số máy móc thiết bị như: máy trộn bêtông, máy đầm cóc, cùng một số thiết bị văn phòng khác nên tài sản hữu hình tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị ( 133,55 tỷ đồng ,chiểm 93,68%). Năm 2014, khi Công ty trích khấu hao thì giá trị của tài sản hữu hình đã giảm xuống còn 128,35 tỷ đồng chiếm 89,4%.
Tài sản vô hình của Công ty không có nhiều, chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ bao gồm quyền sử dụng đất và một số phần mềm phục vụ hoạt động của Công ty. Giá trị của tài sản vô hình giảm nhẹ từ 945,3 triệu đồng xuống 900,43 triệu đồng sau đó tăng lên 1,521 tỷ đồng năm 2014, do sự tăng lên của giá trị quyền sử dụng đất của Công ty và Công ty có thay thế một số phần mềm máy tính mới tại các phòng ban.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 8: Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả vốn cố định tại Công ty An Bình
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu thuần 146634,79 157902,21 185935,62
Lợi nhuận sau thuế 2294,08 1779,37 4301,84
Nguyên giá TSCĐ 12861,29 14255,74 14356,85
VCĐ bình quân 6103,46 5944,83 5291,30
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty )
Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 9: Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty An Bình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 11,62 11,65 12,99 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 24,02 26,56 35,14 Hiệu quả sử dụng vốn cố định ròng 0,38 0,3 0,81 Hàm lượng vốn cố định 0,042 0,038 0,028
( Tính toán dựa vào số liệu trong bảng 8 ) - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này cho biết hiệu quả đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Thoạt nhìn, tỷ số này của Công ty khá là cao có thể đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt nên mới có thể tạo ra được doanh thu cao như vậy so với tài sản cố định. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại đặc thù của ngành xây dựng là như vây, khi doanh thu tạo ra lớn nhưng tài sản cố định lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty. Và chỉ tiêu này cũng chưa nói hết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản cố định.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh
thu. Chỉ số này cũng có chiều hướng biến động tăng qua các năm như chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định, do vốn cố định giảm dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2014 khi doanh thu thuần của Công ty tăng mạnh còn vốn cố định lại giảm so với năm 2013 nên chỉ số này biến động tăng mạnh vào năm 2014 khi tăng từ 25,56 lần lên 35,14 lần năm 2014.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ròng: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng vốn cố định bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Như đã nói ở trên, hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định chưa phản ánh hết sự hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản cố định và vốn cố định. Ta thấy, khi mà hai chỉ tiêu trên của Công ty đều rất cao thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ròng của Công ty lại nhỏ, do lợi nhuận sau thuế của Công ty thu được chưa được cao.
- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu cần phải có bao nhiêu đồng vốn cố định. Cách tính của tỷ số này ngược lại với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nhưng sự phản ánh của nó không có gì khác biệt.