Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xây dựng An Bình (Trang 38)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG AN BÌNH

2.2.1Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh

2.2.1.1 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn hình thành:

Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty An Bình phân theo nguồn hình thành

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Nợ phải trả 115629,22 75,78 124895,54 75,91 116366,99 72,31 Nợ ngắn hạn 94336,47 61,82 101620,90 61,76 94553,99 58,76 Nợ dài hạn 21292,75 13,96 23274,64 14,15 21813 13,55 Vốn chủ sở hữu 36959,91 24,22 39631,26 24,09 44550,76 27,69 Nguồn vốn chủ sở hữu 32290,56 21,16 35284,17 21,44 37630,29 23,38 Nguồn kinh phí và quỹ khác 4669,35 3,06 4347,09 2,65 6920,47 4,31 Tổng nguồn vốn 152589,13 100 164526,8 100 160917,75 100

Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn của Công ty An Bình – Theo tỷ trọng

Biều đồ 2: Cơ cấu vốn của Công ty An Bình – Theo giá trị

Đơn vị: triệu đồng

Tổng nguồn vốn của Công ty trong có biến động tăng, giảm khác nhau trong 3 năm vừa qua. Năm 2013, tổng vốn của Công ty tăng từ 152,589 tỷ đồng lên 164,526 tỷ đồng, rồi lại giảm xuống còn 160,917 tỷ đồng vào năm 2014. Trong cơ cấu vốn của Công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn: năm 2012 chiếm 75,78%, năm 2013 chiếm 75,91%, năm 2014 chiếm 72,31%. Trong đó, nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả, và có xu hướng giảm ( năm 2013 giảm nhẹ từ 61,82% năm 2012 xuống còn 61,76% , năm 2014 giảm mạnh xuống còn 58,76% ). Nợ dài hạn lại có xu hướng biến động hơn.

Vốn chủ sở hữu của Công ty thì không ngừng được nâng cao, và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2014 ( tăng từ 24,09% năm 2013 lên 27,69% năm 2014 ) điều này thể hiện rõ quan điểm của lãnh đạo Công ty là tăng cường khả năng tự chủ tài chính của mình tốt hơn. Đóng góp vào việc tăng vốn chủ của năm 2014 có một phần không nhỏ của việc gia tăng nguồn lợi nhuận sau thuế. Các khoản mục khác trong cơ cấu nguồn vốn thì luôn được duy trì một tỷ lệ khá ổn định.

Cơ cấu vốn theo mục đích sử dụng vốn ( Theo tài sản )

Bảng 4: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty An Bình - Theo tài sản

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Tài sản ngắn hạn 134148,9 5 87,93 144830,59 88,04 143349,85 89,08 Tài sản dài hạn 18440,18 12,07 19696,21 11,96 17567,9 10,92 Tổng tài sản 152589, 13 100 164526,8 100 160917,75 100

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Biểu đồ 3: Cơ cấu tài sản của Công ty An Bình – Theo giá trị

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 4: Cơ cấu tài sản của Công ty An Bình - Theo tỷ trọng

Có thể nhận thấy, trong cơ cấu tài sản được sử dụng bởi nguồn vốn thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 thì tỷ trọng của tài sản ngắn hạn ngày càng tăng lên (năm 2012 là 87,93%, năm 2013 là 88,04%, năm 2014 là 89,08%), còn tỷ trọng của tài sản dài hạn ngày càng giảm xuống ( năm 2012 là 12,07%, năm 2013 là 11,96%, năm 2014 là 10,92% ). Sự biến động của tài sản ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với sự biến động của tài sản dài hạn, do đó, tài sản ngắn hạn đóng vai trò rất lớn tới sự biến động của tổng vốn. Tài sản ngắn hạn tăng đột biến vào năm 2013 khi tăng từ 134,148 tỷ đồng năm 2012

lên 144,83 tỷ đồng, sau đó giảm nhẹ xuống còn 143,349 tỷ đồng năm 2014. Nguyên nhân là do năm 2013, Công ty có một lượng hàng tồn kho và những khoản phải thu có giá trị lớn, điều này làm tăng đột biến giá trị của tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn cũng có sự biến động tưong tự nhưng với biên độ nhỏ hơn, từ 18,44 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 19,696 tỷ đồng năm 2013 rồi giảm xuống 17,576 tỷ đồng năm 2014, do là năm 2013 Công ty có mua thêm một số thiết bị thi công công trình để phục vụ cho các dự án lớn cần hoàn thiện gấp rút cũng như có hướng mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai.

2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn:

Bảng 5: Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng tổng vốn tại Công ty An Bình

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần 146634,79 157902,21 185935,62

Lợi nhuận sau thuế 2294,08 1779,37 4301,84

Tổng nguồn vốn 152589,13 164526,8 160917,75

Vốn chủ sở hữu 36959,91 164526,8 160917,75

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn:

Bảng 6: Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn tại Công ty An Bình

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hiệu suất sử dụng

tổng vốn 0,96 0,96 1,15

Tỷ suất doanh lợi

trên tổng vốn 0,02 0,014 0,034

Tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ sở

hữu 0,062 0,045 0,096

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng vốn: Cho biết một đồng vốn bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Trong cả 3 năm, công ty đều có mức hiệu suất sử dụng tổng vốn rất cao, điều này cho thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được rất cao, tuy nhiên đó cũng là một đặc thù của ngành xây dựng. Năm 2014, chỉ số này tăng lên hơn 0,2 do doanh thu của công ty tăng lên cao đột biến từ 147,902 tỷ đồng năm 2013 lên 185,935 tỷ đồng năm 2014, còn tổng vốn lại giảm xuống từ 164,526 tỷ đồng năm 2013 xuống 160,917 tỷ đồng năm 2014.

- Tỷ suất doanh lợi trên tổng vốn ( Tỷ suất sinh lời tổng tài sản-ROA) :

Cho biết một đồng vốn bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng tính toán ở trên ta có thể thấy tuy chỉ số hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty rất cao nhưng chỉ số doanh lợi trên tổng vốn của công ty lại nhỏ, đồng nghĩa với việc sức sinh lời của đồng vốn được sử dụng là không cao. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được nhỏ so với tổng vốn của mình. Hệ số này cũng có sụ tăng giảm khác nhau qua từng năm ( năm 2012 là 2%, giảm xuống còn 1,44% năm 2013, tăng mạnh lên 3,42% năm 2014 ), sự biến động này cũng cho thấy sự khó khăn của Công ty trong 3 năm này do nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi cho ngành xây dựng vào các năm 2012 và 2013, đến năm 2014 Công ty đạt lợi nhuân sau thuế là 4,301 tỷ đồng hơn gấp 2,5 lần năm 2013 là 1,779 tỷ đồng đồng thời tổng vốn lại giảm xuống nên chỉ số này tăng mạnh vào năm 2014.

- Tỷ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu ( ROE ): Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung, tỷ số này có cùng xu hướng biến động với ROA, do lợi nhuận sau thuế của Công ty có biến động lớn mà vốn chủ sở hữu của Công ty thì không có thay đổi nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xây dựng An Bình (Trang 38)