0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 47 -47 )

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1. Trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành trong kinh tế thị trường; Thúc đẩy áp dụng phát triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản nhằm mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm; Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến đóng gói tại chỗ; Đầu tư nghiên cứu thị trường, thức đẩy liên kết theo chuỗi giá trị

1.2..Triển khai rộng rãi các mô hình liên kết áp dụng theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, vào các dự án đầu tư kinh doanh.

1.3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành và cộng đồng quốc tế xây dựng Thông tư hướng dẫn nghị định về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư của Chinh phủ , tập trung cac nội dung liên quan đến cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong nông nghiệp sau khi Nghị định được phê duyệt trong năm 2014.

1.4. Phối hợp với các địa phương xây dựng Danh mục cụ thể và có tính khả thu các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư FDI vào nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

1.5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, tổ chức nghiên cứu tiềm năng đầu tư của một số đối tác lớn trong các ngành hàng sản phẩm quốc gia để đề xuất giải pháp vận động thích hợp.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành hữu quan xây dựng chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác..

1.6. Dựa trên định hướng của Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chủ trì xây dựng các đề án phát triển chuỗi giá trị nông thủy sản cho các sản phẩm chủ lực nhằm khắc phục tình trạng cắt đoạn về chính sách theo chuỗi và nâng cao giá trị nông thủy sản.

1.7. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo chiều sâu và có trọng điểm, tập trung vào các đối tác truyền thống, đối tác tiềm năng và các sản phẩm có tiềm năng của Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, nhu cầu của các nước cũng như những yêu cầu của các nước đối với các sản phẩm nông lâm thuỷ sản của Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp trong nước, lồng ghép các sự kiện về thương mại, văn hoá, du lịch để tăng hiệu quả và tầm ảnh hưởng của xúc tiến đầu tư.

Xúc tiến đầu tư tại nước ngoài cần tăng cường sự có mắt của các doanh nghiệp và các địa phương có tiềm năng kêu gọi FDI. Các đoàn xúc tiến đầu tư cần được chuẩn bị kỹ về nội dung, thành phần đoàn và các tài liệu có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư cần được gắn liền với xúc tiến thương mại. ;

Tổ chức các chiến dịch quảng bá, giới thiệu hình ảnh về cơ hội, tiềm năng đầu tư của các vùng sinh thái, các địa phương để thu hút các nhà đầu tư theo nhiều kênh trong nước và quốc tế. Kết hợp việc quảng bá sẽ đem lại hiệu quả thiết thực nếu các chương được thiết kế và chuẩn bị kỹ lưỡng trong sự kết hợp với những ngày văn hóa Việt hoặc tuần lễ văn hóa Việt, hội chợ, các sự kiện trọng đại ở các nước lựa chọn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, CHLB Nga, Cộng hòa Pháp, CHLB Đức, Vương Quốc Anh…; Tổ chức các hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư và nhà tư vấn đầu tư ở các quốc gia trọng điểm để hiểu rõ nhu cầu, lợi thế của nhà đầu tư tiềm năng đối với định hướng thu hút đầu tư của ngành, từ đó có kế hoạch xúc tiến đầu tư thích hợp.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư qua nhiều kênh, bao gồm cả thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài; Tăng cường năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư của các cán bộ quản lý FDI tại các Bộ ngành và địa phương (đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ, luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại tại các tỉnh để họ có thể chủ động trong công tác vận động thu hút nguồn vốn FDI.

Đổi mới, nâng cao chất lượng tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền xúc tiến đầu tư bằng nhiều phương tiện hiện đại nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt cần hỗ trợ về công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả tuyên truyền qua internet. Xây dựng cẩm nang xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn để phục vụ cho các đoàn xúc tiến thương mại và đầu tư cũng như công tác quảng bá cho các nhà FDI.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 47 -47 )

×