0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuô

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 34 -34 )

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

3. Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuô

3.1. Chăn nuôi

Định hướng chung của ngành từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu vực dân cư; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng

tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuối giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Khuyến khích sản xuất con giống (lợn, bò và gia cầm) có chất lượng cao tại các vùng có mật độ dân cư thấp, đất đai thuận lợi đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn sinh học.

- Lợn: Tập trung phát triển đàn lợn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế như đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ theo hướng sản xuất công nghiệp, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng đàn lợn vào năm 2020 đạt 34 triệu con, sản lượng thịt hơi khoảng 4,8 - 4,9 triệu tấn.

-Trâu, bò: Phát triển đàn trâu chủ yếu để lấy thịt, số lượng trâu năm 2020 đạt khoảng 3 triệu con, các vùng chăn nuôi chính là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ.

Phát triển đàn bò thịt có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đưa đàn bò năm 2020 đạt khoảng 12 triệu con, với sản lượng thịt hơi khoảng 650 ngàn tấn. Mở rộng vùng chăn nuôi bò sữa ở ven các đô thị có điều kiện và một số địa bàn có lợi thế, nâng quy mô đàn bò sữa năm 2020 lên 500 ngàn con.

- Gia cầm: Phát triển gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chủ động kiểm soát dịch bệnh hướng tới khống chế được dịch cúm gia cầm. Đàn gia cầm năm 2020 đạt khoảng 360 - 400 triệu con; sản lượng thịt hơi 2 - 2.5 triệu tấn và 14 tỷ quả trứng.

Theo định hướng nói trên, cần thu hút FDI để phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung dưới hình thức trang trại, nuôi công nghiệp gắn với cơ sở giết mố, chế biến công nghiệp để đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cụ thể là:

- Khuyến khích các dự án sản xuất con giống (lợn, bò và gia cầm) có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô công nghiệp;

- Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất thuốc thú y (đặc biệt là vắc xin thú y phòng chống bệnh cúm gia cầm, lợn tai xanh...);

- Thu hút đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ chăn nuôi công nghiệp và chế biến thực phẩm.

3.2. Chế biến thức ăn chăn nuôi

Mục tiêu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 là đưa tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 42% lên trên 70%. Với mục tiêu đó, cần tiếp tục khuyến khích FDI thực hiện các dự án chế biến thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao, sản xuất theo công nghệ tiên tiến.

Trong khi đó, xét về tiềm năng thì Việt Nam hoàn toàn có thể giảm được chi phí nhập khẩu và tự cân đối được đáng kể số thiếu hụt nói trên. Do đó, cần hỗ trợ thực hiện các dự án này bằng việc thu hút FDI để thực hiện các dự án sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (như: ngô, đậu tương, cỏ...) và đầu tư hạ tầng, thiết bị bốc dỡ, kho cảng biển nước sâu chuyên dùng cho xuất - nhập khẩu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi.

3.3. Giết mổ, Chế biến sản phẩm chăn nuôi

Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp, mạng lưới phân phối thịt tươi sống và chế biến công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tống sản lượng thịt hơi (chủ yếu thịt lợn, gia cầm, bò) 7 triệu tấn, tương đương 5 triệu tấn thịt xẻ. Tỷ lệ thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt trên 35%, khoảng 2 triệu tấn; trong đó chế biến công nghiệp chiếm 25%, khoảng 500 ngàn tấn.

Hiện nay, tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp còn rất khiêm tốn do công nghệ lạc hậu, phần lớn là chế biến thủ công, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do vậy, cần thu hút FDI để thực hiện các dự án giết mố, chế biến công nghiệp nhằm góp phần tăng tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp từ 4% năm 2006 lên 12 - 14% năm 2010, 24 - 25% năm 2015 và 35 - 37% năm 2020.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 34 -34 )

×