mức độ rủi ro cao, kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
PHẦN THỨ BA
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ
NGHIỆPI. NHẬN ĐỊNH VỀ FDI I. NHẬN ĐỊNH VỀ FDI
Tuy còn có những thách thức và khó khăn đối với đầu tư FDI vào ngành nông nghiệp, nhưng phải khẳng định rằng khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào nông nghiệp là rất cao và khả quan bởi vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, đồng thời chúng ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc Việt Nam có các lợi thế về tự nhiên, con người, dân số đông, sức mua lớn, Việt Nam đang là nước có kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định. Việt Nam được thế giới biết đến như là một quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu trên thế giới (gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, thủy sản, sản phẩm gỗ…) hiển diện ở trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trong hơn 2 thập kỷ qua, năm 2012 kim ngạch xuất khâu nông lâm thuỷ sản đạt trên 27,5 tỷ USD với gần chục mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Về mặt chính sách, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo điều kiện thuận lợi việc thu hút ĐTNN nói chung và vào nông lâm ngư nghiệp nói riêng. Gần đây chúng ta đã ban hành Nghị quyết 26 NQ-TW về Nông nghiệp Nông thôn Nông dân và Chương trình nông thôn mới sẽ tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn ĐTNN vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. . Các chính sách đó đã và đang được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để đa dạng hoá hình thức đầu tư, thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và hoàn thiện môi trường pháp lý đầu tư, cụ thể như việc ban hành hàng loạt các luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật khác quy định chi tiết Luật đầu tư, và các cơ chế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ đó Việt Nam đã trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt được mức tăng trưởng kinh tế liên tục và sự thu hút đầu tư nước ngoài đầy ấn tượng
Giai đoạn hiện nay Việt Nam bước vào giai đoạn thực thi mạnh mẽ các cam kết quốc tế do đó môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn. Do vậy Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng đặc biệt, trong đó có kể đến cả FDI cho ngành nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
1. Mục tiêu, nhu cầu huy động vốn FDI trong giai đoạn mới của sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn công hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Chiến lược phát triển nông nghiêp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ Định hướng cho các ngành sản xuất chính là sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Đề án tái có cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tai Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã nêu rõ ngành nông nghiệp sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu công nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuyển quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt điều, các loại hải sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới, đồ gỗ… Đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn nuôi, đường mía… Hoàn thiện thể chế cho phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, đòi hỏi chúng ta phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó có nguồn vốn FDI để góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng và hiệu quả và bền vững. Chủ động gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, cải thiện đời sống của nông dân. Đồng thời, thực hiện đi tắt, đón đầu, tăng tốc đặc biệt vào các ngành sản phẩm dịch vụ công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ viễn thông, điện tử,… để rút ngắn thời gian phát triển, tìm cách nhảy vọt về cơ cấu và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu cầu đó ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh việc huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế, nguồn vốn ODA có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây; việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn...
2. Quan điểm, tiêu chí huy động nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nghiệp
Để thực hiện mục tiêu trên, việc định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp (nông lâm ngư nghiệp) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI có trọng tâm và hiệu quả. Theo đó, FDI phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí cơ bản sau:
- Phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạch vùng nguyên liệu và định hướng tái cơ cấu ngành đến năm 2020 (tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường);
- Kết hợp các dự án có quy mô tương đối lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế với nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành. Các dự án công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao;
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng: tạo ra nhiều giá trị kinh tế cho xã hội nói chung; đáp ứng cao nhất lợi ích riêng cho người sử dụng;
- Bảo vệ môi trường, không làm suy thoái, cạn kiệt các chất dinh dưỡng cần thiết đã có trong đất;
- Sử dụng nguyên vật liệu địa phương chế biến tại Việt Nam và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, ngư dân... Kết hợp giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp bản địa;
- Có tính khả thi cao, nhất là về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu…; theo đó, việc quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu phải gắn liền với việc xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến và tiêu thụ có quy mô lớn và công nghệ cao, ít sử dụng tài nguyên, thân thiện với môi trường, tăng năng suất lao động, đầu tư vào các công đoạn chế biến có giá trị gia tăng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm;
Sử dụng nguyên vật liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, ngư dân. Kết hợp giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp bản địa ;
- Đa dạng hoá địa bàn, ưu tiên vùng sâu vùng xa nơi có tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài còn thấp;
- Đảm bảo chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm ;
- Mặt khác, cần xác định rõ vai trò và vị trí của nguồn vốn FDI trong tổng thể chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó, Nhà nước cần giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và hướng dẫn các nguồn vốn của khu vực tư nhân, kể cả tư nhân nước ngoài đầu tư về nông thôn.
Theo nguyên tắc đó, cùng với tăng nguồn vốn ngân sách trong nước vào mục tiêu đầu tư cho nông thôn, Nhà nước cần điều chỉnh tăng thêm vốn vay ODA vào nông thôn, trước hết là các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống và các làng nghề mới đã và đang hình thành, phát triển trong những năm vừa qua. Nhà nước cần chủ động tính toán nâng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách vào nông thôn, ít nhất là hình thành cho được hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản như đường giao thông, hệ thống thông tin, cung cấp cho đủ điện và nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ kinh tế khác ở nông thôn. Cụ thể, Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực công cộng, làm những việc mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn làm, như:
- Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích nông dân, ngư dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp đạt hiệu quả, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, gồm công trình thuỷ lợi đầu mối phục vụ phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, kênh trục chính, đường giao thông đến xã
đường dây điện đếm trạm hạ thế xã, công trình cung cấp nước sinh hoạt đầu mối, hỗ trợ dân xây dựng kênh mương nội đồng, trường học, bệnh xá, tuỳ theo điều kiện từng vùng;
- Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn các công trình phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai;
- Phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, tổ chức các dịch vụ công cộng như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ nông với sự tham gia của nhân dân;
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, quản lý chất lượng hàng hoá. Bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ các địa phương có cơ sở hạ tầng thấp kém bằng các nguồn vốn ngân sách hoặc vay ưu đãi đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn, trong đó ưu tiên các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn; tập trung đầu tư dứt điểm một số công trình trọng điểm để tăng khả năng thu hút vốn FDI.
Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,…) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Khuyến khích các địa phương, giới doanh nhân và các đối tác phát triển tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật, góp ý xây dựng chính sách, tạo điều kiện tốt hơn nữa để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển với sự hỗ trợ hiệu quả từ nhà nước.