0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 36 -36 )

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

4. Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân miền núi, đặc biệt là các nhóm dân tộc ít người, là hướng đi bền vững của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Phấn đấu năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác.

4.1. Ngành trồng rừng - chế biến bột giấy

Theo quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 thì tổng diện tích 3 loại rừng là 16,2 - 16,5 triệu ha tăng 879 ngàn ha so với năm 2010, trong đó rừng sản xuất 8,131 triệu ha, rừng phòng hộ là 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha.

Để thực hiện mục tiêu nói trên cần khuyến khích FDI để thực hiện các dự án sau: - Sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản;

- Trồng lại diện tích rừng trồng sản xuất hiện có (khoảng 840 nghìn ha) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến để đầu tư trồng mới loại cây mọc nhanh, năng suất cao cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến ván nhân tạo, giấy. Cần có định hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp;

- Khuyến khích các dự án trồng rừng nguyên liệu ở những nơi phù hợp với các giống cây có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của ngành

chế biến gỗ. Khuyến khích các chủ đầu tư xin cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của FSC cho các khu rừng trồng mới này.

Về địa bàn, có thể hướng FDI vào vùng trung du miền núi phía Bắc để phát triển các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp gỗ trụ mỏ, công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, đồ gỗ chuyên dùng... Ngoài ra, các dự án chế biến bột giấy cũng có thể thực hiện ở các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, gắn với việc trồng mới rừng nguyên liệu giấy, tre...

4.2. Ngành chế biến gỗ, lâm sản

Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến và xuất khẩu dăm giấy. Đến năm 2020, tổng công suất gỗ sẻ đạt 6 triệu m3; ván dăm 320 ngàn m3 sản phẩm/năm ván MDF 220 ngàn m3 sản phẩm/năm; giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm), giá trị lâm sản ngoài gỗ khoảng 0,8 tỷ USD.

Theo định hướng đó, cần thu hút FDI để thực hiện các dự án sau:

- Phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre;

- Xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế;

- Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu;

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, ít nguyên liệu, song đạt giá trị cao...

Các dự án FDI trong ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu có thể thực hiện ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 36 -36 )

×