0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 45 -45 )

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

3. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

nhiều mặt cho lực lượng lao động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động tương lai, gồm cả cán bộ quản lý nhà nước về FDI, cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp FDI và người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI trong lĩnh vực này.

Những giải pháp cụ thể cần được triển khai thực hiện gồm:

- Tăng chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn lực thông qua phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đào tạo chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế và quản lý sản xuất, kiến thức về thị trường và thông tin, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn;

- Tập trung đầu tư đào tạo nghề nông thôn phi nông nghiệp, đặc biệt các nghề chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp;

- Hỗ trợ việc làm cho nông nghiệp và phi nông nghiệp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, coi đây là hướng chuyển dịch quan trọng để tăng thu nhập dân cư nông thôn;

- Cải thiện nhanh hệ thống hạ tầng phúc lợi xã hội nông thôn, nâng cao tỷ lệ dân nông thôn tiếp cận tới các dịch vụ phúc lợi;

- Trong quy hoạch ngành/sản phẩm, quy hoạch đất sử dụng cho nông lâm ngư nghiệp...phải gắn với quy hoạch đào tạo, dạy nghề và sử dụng nguồn lao động ở khu vực này;

- Đưa các dự án dạy nghề cho lao động nông thôn vào danh mục ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong nông lâm ngư nghiệp.

3. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vực nông lâm ngư nghiệp

Để thực hiện mục tiêu thu hút FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo các định hướng và giải pháp đã đề cập ở trên, cần đổi mới về cơ bản nội dung cũng như phương thức vận động, xúc tiến FDI trong lĩnh vực này theo những hướng cơ bản sau:

- Một là, về quan điểm, cần nhận thức rõ rằng, việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp Giấy phép đầu tư sẽ là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam;

- Hai là, cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước theo từng năm (từ nay đến 2020), tập trung vào các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút FDI. Các kế hoạch này phải căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Ba là, phải bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này, đảm bảo ít nhất bằng một nửa kinh phí xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Bốn là, từ nay đến năm 2015, cần nghiên cứu để xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Năm là, cần triển khai tiếp cận, nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của các nước/vùng lãnh thổ cũng như của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào lĩnh vực này (bao gồm cả các nhà đầu tư thành công ở nước thứ ba) để hiểu rõ nhu cầu, lợi thế của nhà đầu tư tiềm năng đối với định hướng thu hút đầu tư của ngành, từ đó có chính sách và kế hoạch xúc tiến đầu tư thích hợp. Tổ chức các đoàn đi vận động đầu tư ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức tại các thị trường trọng điểm qua các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành, ngày văn hóa Việt, tuần lễ văn hóa Việt…;

- Sáu là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư qua nhiều kênh, bao gồm cả thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Đề xuất bổ sung đại diện của ngành nông nghiệp tại cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước, vùng lãnh thổ tiềm năng;

- Bảy là, cần đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền FDI nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nói riêng (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn FDI từng giai đoạn, cung cấp thông tin tuyên truyền qua internet....) nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài;

- Tám là, tăng cường năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư của các cán bộ quản lý FDI tại các Bộ ngành và địa phương. Đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư đặc biệt là ngoại ngữ và pháp luật quốc tế để chủ động trong công tác vận động thu hút nguồn vốn FDI;

- Chín là, tăng cường thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI. Bên cạnh việc hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực ASEAN, các nước láng giềng thì việc tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư với các quốc gia khác khác như Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc khối EU, là những đối tác quan trọng để đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.

PHẦN THỨ NĂMTỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp Nông dân Nông thôn, Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới và Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững” các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 (Trang 45 -45 )

×