Những khó khăn khi thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản tại công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng (Trang 61)

IV. Một số kiến nghị

1. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các giải pháp 1 Những thuận lợi khi thực hiện các giải pháp

1.2 Những khó khăn khi thực hiện các giải pháp

trường xuất khẩu của nói chung và thị trường xuất khẩu mặt hàng khoáng sản nói riêng đang bị đe doạ thu hẹp mạnh. Vì vậy, thời gian tới, hàng hoá của Việt Nam nói chung và mặt hàng khoáng sản nói riêng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng chủng loại của các nước châu Á, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm. Thuận lợi về giá sẽ không còn, giá hàng hoá tiếp tục đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường giảm

Thứ hai,cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng tài chính trong nước,hoạt động tín dụng bị thắt chặt,gây khó khăn cho việc vay vốn của công ty để đầu tư máy móc phát triển sản xuất

Thứ ba, nhằm phục vụ nhu cầu khoáng sản cho ngành công nghiệp chế biến sâu trong nước đang phát triển,nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản, trong phiên họp thứ 14 ,ngày 22/11/2008 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi biểu khung thuế xuất khẩu theo đó từ ngày 1/1/2009, các mặt hàng khoáng sản than, đá, quặng, dầu thô… sẽ có khung thuế mới với mức sàn phổ biến là 0% và mức trần là 50%, thay cho khung phổ biến 0-20% hiện hành. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty

Thứ tư,thủ tục hành chính ,pháp luật của nước ta còn quá rắc rối, chồng chéo, Tuy gần đây các thủ tục ,các quy định này đã được cải cách nhưng nhìn chung vẫn gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ năm, Để giảm gánh nặng cho các nhà sản xuất trong nước ,nhiều quốc gia đã tăng cường các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan để hạn chế lượng hàng xuất khẩu vào quốc gia mình.

2.Một số kiến nghị 2.1 Đối với nhà nước

Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam,nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản nói riêng.

Trước hết,nhà nước cần thúc đẩy các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại,giải quyết đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu ,nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu , đẩy mạnh xúc tiến thương mại cấp cao,đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường nhỏ lẻ. Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật, thị trường của các quốc gia khác, thu thập thông tin về sự thay đổi của thị trường, pháp lý của các quốc gia đó. Các cơ quan đại diện cho Nhà nước ở các thị trường phải trực tiếp nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp, pháp lý, thị trường để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính những nguồn thông tin này là một kênh quan trọng để doanh nghiệp trong nước phòng tránh, giảm thiểu được rủi ro khi tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.

Ngân hàng nhà nước nên có các chính sách tín dụng linh hoạt hơn như giảm lãi suất ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể vay vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất sản phẩm,nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời ,hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu . Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu nhằm chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ðiều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường năng lực dự báo sự lên xuống của các loại ngoại tệ và có cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu

Nâng cao vai trò hiệp hội ngành hàng, tăng cường phối hợp cơ quan quản lý nhà nước trong cung cấp thông tin cho doanh nghiệp , thống nhất thực hiện chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong nội bộ để nâng cao sức mạnh đối trọng với đối tác nước ngoài.

Đối với chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô,nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản đã chế biến sâu,nhà nước cần thực hiện từng bước một để tránh cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản rơi vào tình trạng phá sản vì không tìm ra đựoc hướng đi phù hợp,mặt khác,nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ vay vốn đối với những doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có nhu cầu vay vốn để đầu tư dây chuyền công nghệ,phục vụ cho sản xuất,chế biến sâu mặt hàng xuất khẩu khoáng sản ,vì nếu làm đựơc điều này sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước một nguồn doanh thu lớn từ xuất khẩu khoáng sản tinh chế

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản tại công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w