sản Việt Dũng
1. Những thành tựu đã đạt được
Kể từ khi thành lập đến nay,mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty CPĐT đã biết phát huy các lợi thế của mình từng bước khắc phục khó khăn,mở rộng phạm vi hoạt động ,mở rộng thị trường ,nâng cao uy tín và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên
Doanh thu hoạt động xuất khẩu khoáng sản không ngừng tăng qua các năm đóng góp chủ yếu vào doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty.
Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng,từ thị trường xuất khẩu chính ban đầu là thị trường Trung Quốc,công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Singapore.
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản đã giúp công ty tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu và những mối quan hệ làm ăn lâu bền với nhiều bạn hàng. Đồng thời,thông qua hoạt động xuất khẩu khoáng sản ,trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên đã đươc nâng cao,góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu ,nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
2. Điểm tồn tại trong hoạt động xuất khẩu
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ,hoạt động xuất khẩu khoáng sản của công ty vẫn còn nhiều tồn tại :
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh nói chung và họat động xuất khẩu khoáng sản nói riêng chưa thực sự có hiệu quả ,doanh thu chưa cao,chi phí bỏ ra lớn nên lợi nhuận thu về còn thấp.
Thứ hai, nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp không lớn.Do đó trong các hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng mà doanh nghiệp phải thu
mua thêm ở các doanh nghiệp trong nước mới đảm bảo số lượng yêu cầu của đối tác , để có đủ vốn cho việc chuẩn bị hàng hoá ,trả lương nhân công … doanh nghiệp cần phải vay ngoài từ các tổ chức tài chính tín dụng, gây lãng phí về thời gian và tăng chi phí kinh doanh ,làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Thứ ba, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên không đồng đều.Bên cạnh những người lao động có năng lực,tâm huyết với doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những người lao động có trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển,mở rộng xuất khẩu của doanh nghiệp
Thứ tư, công tác nghiên cứu thị trường ở công ty chưa được chú trọng.Công ty chưa có một phòng ban chuyên trách công tác này,thông thường việc nghiên cứu thị trường là do phòng quản lý kinh doanh đảm nhiệm,do vậy,các thông tin mà công ty có được về thị trường thường không trọn vẹn,gây khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng mới
Thứ năm, hoạt động marketing ở công ty chưa phát triển.Công ty chưa xây dựng đựoc các chiến lược marketting cụ thể và lập kế hoạch lâu dài cho việc xây dựng thương hiệu và uy tín của công ty.Chưa biết tận dụng và khai thác các lợi thế của phương tiện thông tin để khuyếch trương tên tuổi và hoạt động của công ty,khách hàng chưa thực sự biết đến tên tuổi của công ty,do vậy,bạn hàng của công ty đa phần là các bạn hàng cũ,có mối quan hệ làm ăn lâu đời.
Thứ sáu,hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản không cùng diễn ra trên một địa phương nên chi phí vận chuyển là rất lớn.Chủng loại khoáng sản xuất khẩu còn it, đơn giản,khoáng sản xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản thô đã qua sơ chế,thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung ở những thị trường nhỏ ,trong khu vực.
Những điểm tồn tại trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản của công ty là do các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, ý thức của một số bộ phận cán bộ công nhân viên trong công ty còn thấp,chưa ý thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành các công việc và nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.Trong công việc còn thiếu nhiệt tình ,năng động và sáng tạo.
Thứ hai, được thành lập từ tiền thân là công ty TNHH một thành viên nên tiềm lực về vốn của công ty còn yếu,khả năng huy động vốn chưa cao.Bên cạnh đó công ty chưa có kế hoạch,phương án sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả,dẫn đến mức doanh thu chưa cao
Thứ ba,bộ máy tổ chức của công ty chưa thực sự hiệu quả, xuất khẩu khoáng sản là một hoạt động mang lại doanh thu chính cho công ty,nhưng lại không có một phòng kinh doanh riêng phụ trách họat động này.Cán bộ công nhân viên vừa phải thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu vừa phải làm các công việc của các lĩnh vực kinh doanh khác, điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu .
Thứ tư,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao,khả năng thu hút khách hàng còn thấp,các hợp đồng xuất khẩu của công ty thường ít các hợp đồng lớn.
3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất,hoạt động khai thác ,chế biến và xuất khẩu khoáng sản là một hoạt động tương đối phức tạp.Nó không chỉ phụ thuộc vào biến động cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên,trữ lượng khai thác,các chính sách môi trường,các quy định của nhà nước về khai thác chế biến,các chính sách phát triển công nghiệp chế biến trong nước,các chính sách thương mại quốc tế không chỉ của nước mình mà
cả nước nhập khẩu .. Để nắm bắt và thực hiện tốt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
Thứ hai,do khoáng sản là một sản phẩm gắn với nguồn tài nguyên và môi trường quốc gia, đòi hỏi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động khai thác chế biến và xuất khẩu cần phải nắm vững và thực hiện đúng các chính sách ,các quy định của nhà nước trong lĩnh vực này.Mặt khác,các chính sách này luôn được thay đổi,bổ sung thường xuyên nhằm điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước ,do đó doanh nghiệp phải luôn đi sâu đi sát,nắm bắt kịp thời các điều chỉnh này thì mới vận hành hoạt động của mình một cách có hiệu quả.
Thứ ba,trữ lượng khai thác ở các mỏ là có hạn,và doanh nghiệp chỉ được khai thác ở các mỏ nhất định trong một thời gian nhất định.Do đó nguồn cung của hàng hoá là không ổn định.Trong những hợp đồng xuất khẩu với trữ lượng lớn,doanh nghiệp phải tiến hành thu mua từ các nguồn khác làm tăng chi phí,mất nhiều thời gian và giảm tính chủ động của doanh nghiệp .
Thứ tư,trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp luyện kim trong nước ,nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế lượng khoáng sản xuất khẩu , điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản nói chung và công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng nói riêng.
Thứ năm,cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường các nước tác động làm giảm nhu cầu sản phẩm trên thị trường.