Các nhân tố bên ngoài môi trường doanh nghiệp 1 Các quy định và chính sách pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản tại công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng (Trang 27)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản của công ty

1. Các nhân tố bên ngoài môi trường doanh nghiệp 1 Các quy định và chính sách pháp luật của nhà nước

1.1 Các quy định và chính sách pháp luật của nhà nước

Để quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn đã phức tạp, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải có những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo sự phát triển của hoạt động ngoại thương thống nhất với sự phát triển của cả nền kinh tế.Một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và hoàn thiện sẽ có tác động mạnh mẽ hỗ trợ kích thích hoạt động xuất khẩu.Trong mỗi giai đoạn phát triển nhà nước luôn đặt ra các mục tiêu và xây dựng các chiến lựơc để thực

hiện mục tiêu đó bằng các chính sách.

Đối với hoạt động xuất khẩu khoáng sản ,nhà nước đã có nhiều chính sách, quy định và hướng dẫn nhằm quản lý và phát triển một cách có hiệu quả hoạt động này

Theo thông tư số 8/2008/TT- BCT do bộ công thương ban hành hướng dẫn việc xuất khẩu khoáng sản như sau :

- Các sản phẩm khoáng sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các chỉ tiêu sau :

Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ không nằm trong quy hoạch cân đối phục vụ hoạt động chế biến sâu trong nước quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.

b) Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này. Tiêu chuẩn chất lượng của các loại khoáng sản có yêu cầu hàm lượng (%) kim loại phải được các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS xác nhận.

- Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu khoáng sản : là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

+ Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực và Hợp đồng mua khoáng sản để chế biến ký với tổ chức, cá nhân có Giấy phép theo quy định tại điểm a của khoản này.

+ Có Hợp đồng mua khoáng sản để xuất khẩu kèm theo bản sao y hoá đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với tổ

chức, cá nhân có Giấy phép theo quy định tại điểm a và b của khoản này.

+ Có đủ chứng từ hợp lệ mua (hoặc đấu giá) khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.

-Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu khoáng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

- Nội dung báo cáo về xuất khẩu khoáng sản bao gồm: + Kết quả thực hiện về chủng loại, khối lượng, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản.

+ Nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu; tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản.

Ngoài ra hoạt động xuất khẩu khoáng sản còn phụ thuộc vào các quy định và chính sách thuế của nhà nước. Trong phiên họp thứ 14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 22/11/2008 các đại biểu quốc hội đã thống nhất thông qua nghị quyết sửa đổi biểu khung thuế xuất khẩu.Theo đó ,từ ngày 1/1/2009, các mặt hàng khoáng sản than, đá, quặng, dầu thô… sẽ có khung thuế mới với mức sàn phổ biến là 0% và mức trần là 50%, thay cho khung phổ biến 0-20% hiện hành. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu

1.2 Điều kiện tự nhiên

Khoáng sản là một hàng hóa đặc biệt,nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm và trữ lượng của mỏ khai thác.Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú . Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8

mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.Tại công ty CPĐT Khoáng sản Việt Dũng, khoáng sản đựơc khai thác chủ yếu là quặng sắt và quặng titan từ hai mỏ chính là mỏ Đại Từ,Thái Nguyên và mỏ Kẽ Tằng,xã Thanh Sơn,Huyện Thọ Xuân ,tỉnh Nghệ An với trữ lượng khai thác là 20.000 tấn,công suất khai thác là 2000 tấn/năm,trữ lượng khai thác là 10 năm kể từ ngày được cấp phép

1.3 Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như:vật tư,máy móc ,trang thiết bị ,trả lương cho công nhân viên..Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có một nguồn vốn sẵn có để phục vụ cho nhu cầu này mà phải huy động thêm các nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính.Nếu thủ tục cho vay tín dụng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính trở nên phức tạp và mức lãi suất không ưu đãi sẽ tạo cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng có nguồn vốn điều lệ là 30tỷ VNĐ, để phục vụ cho quá trình khai thác ,chế biến ,xuất khẩu khoáng sản và mở rộng kinh doanh,công ty đã phải huy động thêm nguồn tín dụng ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng,cụ thể là ngân hàng công thương Việt Nam. Đồng thời ngân hàng công thương cũng là ngân hàng mà doanh nghiệp lựa chọn trong thanh toán xuất khẩu,với hệ thống xử lý thông tin tự động,chính xác,an toàn,nhanh chóng rộng khắp,việc thanh toán xuất khẩu của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng,chuyên nghiệp,tạo được uy tín đối với bạn hàng và giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

1.4 Sự biến động của thị trường

Sự biến động của thị trường phản ánh cung cầu sản phẩm trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp .Doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên biến động của thị trường để có chiến lược kinh doanh thích hợp.

Nhìn chung, nhu cầu thị trường thế giới về các sản phẩm khoáng sản đặc biệt là các sản phẩm đi từ ilmenit và zircon gia tăng đều đặn trong vài thập niên qua. Dự báo, trong thập kỷ tới nhu cầu đối với hai sản phẩm này sẽ gia tăng ở mức 2 - 2,5%/năm. Theo thống kê, nhu cầu thế giới về các sản phẩm titan như sau:

- ilmenit (tính theo TiO2): 5 - 7 triệu tấn/năm - bột màu TiO2 : 4,5 - 5,5 triệu tấn/năm - rutil nhân tạo : 300.000 tấn/năm

- xỉ titan : 900.000 tấn/năm

Nhu cầu sử dụng TiO2 trên thế giới ngày một tăng. Năm 1997 nhu cầu của TiO2 trên toàn cầu là 3,5 triệu tấn. Năm 2000 là 3,9 triệu tấn và đến năm 2005 là 4,3 - 4,5 triệu tấn trong đó thị trường Bắc Mỹ là 37%, Châu Âu là 31%, Châu Á là 21%, Mỹ La tinh là 6%, Trung Đông và Châu Phi là 5%.

Ở Việt Nam, các ngành công nghiệp trong nước như sơn, cao su, nhựa, gốm sứ, hóa chất và chế tạo que hàn đều có nhu cầu về các sản phẩm đi từ quặng ilmenit. Nhu cầu hàng năm như sau:

- Bột màu TiO2: nhu cầu hiện nay khoảng 10.000 tấn/năm, dự báo sẽ tăng đến 20.000 tấn/năm trong thời gian tới.

- Bột zircon: nhu cầu khoảng 5.000 - 10.000 tấn/năm

Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản titan đến năm 2010 là 120.000 tấn/năm.

1.5 Cơ sở hạ tầng

Trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và buôn bán quốc tế nói chung,hàng hoá được vận chuyển trên một hành trình dài.Vì vậy các điều kiện về phương tiện vận tải,kho bãi ,các thiết bị bảo đảm là những điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo cho hàng hoá luôn trong tình trạng tốt. Tại Việt Nam,hệ thống giao thông đã được đầu tư và nâng cấp,nâng cao chất lượng trong những năm gần đây,góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giao thương.Tuy nhiên, hệ thống kho bãi tại các nhà ga ,bến cảng của nước ta vẫn chưa được quan tâm nhiều khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc bốc dỡ,gửi và bảo quản hàng hoá tại kho

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản tại công ty CPĐT khoáng sản Việt Dũng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w