Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm tổ chức Tòa án nhân dân ở nƣớc ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 và tổ chức Tòa án quân sự trong Quân đội nhân dân từ năm 1988 đến nay là những kinh nghiệm quý để có thể nghiên cứu, vận dụng. Mặt khác, hiện nay trên thế giới hầu hết các quốc gia đều tổ chức tòa án theo khu vực, vì vậy Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc khác để xây dựng, tổ chức hệ thống tòa án phù hợp với điều kiện đất nƣớc, đảm bảo tòa án hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp hiện nay.
Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Nga, Đan Mạch, mô hình Tòa án theo khu vực đã đƣợc tổ chức thành công và hoạt động có hiệu quả. Cụ thể nhƣ sau:
Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số đông nhất thế giới và bộ máy nhà nƣớc phân chia làm 5 cấp hành chính. Tƣơng ứng với các cấp hành chính từ cấp quận, huyện trở lên là cơ sở hình thành 4 cấp Tòa án [20, tr14] đó là:
- Tòa án cấp huyện (Tòa sơ cấp);
- Tòa án cấp thành phố thuộc tỉnh (Tòa trung cấp);
- Tòa án cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng, khu tự trị... (Tòa cấp cao); - Tòa án tối cao (Tòa trung ƣơng).
Thẩm quyền của các cấp tòa án đƣợc quy định nhƣ sau:
Tòa án nhân dân tối cao tại Trung Quốc vừa giữ vai trò là một cơ quan tòa án vừa là cơ quan theo quy định của Hiến pháp có trách nhiệm giám sát việc thi
62
hành công lý và thực hiện các chức năng khác. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chính là xét xử phúc thẩm có vụ án hình sự và dân sự đã đƣợc các Tòa án nhân dân cấp cao và tòa chuyên trách xét xử cũng nhƣ các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xem xét lại tất cả các vụ án có tuyên hình phạt tử hình; giám sát các vụ án do tòa án nhân dân các cấp và các tòa chuyên trách xét xử; ban hành các văn bản giải thích có hiệu lực áp dụng đối với các tòa án cấp dƣới, trong đó hƣớng dẫn việc áp dụng cụ thể các quy định của pháp luật trong quá trình xét xử. [10, tr78]
Tòa án nhân dân cấp cao đóng vai trò vừa là tòa án cấp phúc thẩm vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong một số trƣờng hợp. Các tòa án này xét xử theo trình tự sơ thẩm các vụ án theo pháp luật thuộc thẩm quyền xét xử của mình, các vụ án xét xử theo trình tự sơ thẩm do các tòa án cấp dƣới chuyển lên, xét xử kháng cáo và kháng nghị đối với các bản án và quyết định của tòa án nhân dân cấp dƣới và các vụ án có kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân; xét xử phúc thẩm các bản án của tòa án hàng hải tại địa phƣơng có tòa án hàng hải. [10,tr79]
Tòa án nhân dân cấp trung xét xử theo trình tự sơ thẩm các vụ án theo pháp luật thuộc thẩm quyền xét xử của mình, các vụ án xét xử theo trình tự sơ thẩm do các tòa án cấp cơ sở chuyển lên, kháng cáo và kháng nghị đối với các bản án và quyết định của tòa án nhân dân cấp cơ sở và các vụ án có kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân phù hợp với trình tự kiểm sát xét xử. [10,tr80]
Tòa án nhân dân cấp cơ sở xét xử các vụ án theo trình tự sơ thẩm cũng nhƣ các tranh chấp dân sự và các tội tiểu hình không đòi hỏi phải mở phiên tòa xét xử chính thức.
Hệ thống tòa án Trung Quốc cũng có một số tòa chuyên trách, bao gồm các tòa án quân sự, tòa án đƣờng sắt và tòa án hàng hải. Các tòa án này đƣợc thành lập theo các luật riêng biệt. [20]
Liên bang Nga:
Nga là một đất nƣớc rộng lớn với phân cấp hành chính chia thành 83 khu vực hành chính, lãnh thổ là chủ thể của liên bang gồm: 21 nƣớc cộng hòa, 46
63
tỉnh, 9 vùng lãnh thổ, 1 tỉnh tự trị, 4 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ƣơng. Hiến pháp liên bang Nga quy định 3 loại tòa án liên bang [10,tr523]:
+ Tòa án hiến pháp Liên bang Nga;
+ Các tòa án thẩm quyền chung liên bang đứng đầu là Tòa án tối cao Liên bang Nga. Các tòa án có thẩm quyền chung trong hệ thống tòa án tối cao đƣợc thành lập ở tất cả các cấp lãnh thổ hành chính của Liên bang Nga. Tức là mỗi chủ thể của Liên bang Nga đều có tòa án cao nhất từ tòa án tối cao của nƣớc công hòa thuộc Liên bang Nga, đến tòa lãnh thổ hoặc tòa án khu vực thuộc mỗi lãnh thổ hoặc khu vực, Tòa án thành phố trực thuộc trung ƣng, tòa án quận thuộc các quận của các chủ thể liên bang;
+ Các tòa án thƣơng mại liên bang đứng đầu là Tòa án thƣơng mại tối cao Liên bang Nga.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga là cơ quan pháp luật giám sát việc thực hiện Hiến pháp của tất cả các cơ quan, tổ chức trong cả nƣớc. Tòa án hiến pháp có thẩm quyền xét xử trong việc: Đảm bảo các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp Liên bang Ngan năm 1993; Các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc liên bang, giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc liên bang với các cơ quan quyền lực nhà nƣớc của các chủ thể thuộc liên bang, giữa các cơ quan nhà nƣớc cao nhất của các chủ thể thuộc liên bang; Các khiếu nại về việc xâm phạm các quyền và tự do hiến định của công dân. [31, tr6]
Các tòa án thẩm quyền chung mà đứng đầu là Tòa án tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất đối với các vụ án về dân sự, hình sự, hành chính và các vụ án khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án này. Tòa án tối cao thực hiện giám sát tƣ pháp dƣới các hình thức tố tụng do pháp luật liên bang quy định đối với hoạt động của các tòa án thẩm quyền chung, bao gồm cả tòa án quân sự và các tòa án chuyên ngành liên bang. Tòa án tối cao có thể hoạt động với tƣ cách là tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm là cấp xét xử trên trực tiếp của các tòa án tối cao của các nƣớc cộng hòa, vùng lãnh thổ hoặc khu
64
vực, thành phố trực thuộc liên bang, các khu tự trị, vùng tự trị quốc gia và các tòa án quân sự các cấp.
Các tòa án thẩm quyền chung dƣới Tòa án tối cao Liên bang Nga đƣợc bố trí tƣơng ứng với cơ cấu hành chính lãnh thổ của Liên bang Nga. Tất cả các tòa án này có quyền hạn nganh nhau gọi chung là “các tòa án vùng lãnh thổ (hoặc khu vực) và các tòa án ngang cấp”. Tất cả các tòa án này đều xét xử sơ thẩm và đồng thời đóng vai trò là tòa án cấp phúc thẩm đối với tòa án cấp dƣới mình.
Các tòa án Thƣơng mại Liên bang Nga đứng đầu là Tòa án Thƣơng mại tối cao Liên bang Nga là tòa án cao nhất giải quyết những vụ tranh chấp giữa các pháp nhân với các cơ quan nhà nƣớc. Cơ cấu tổ chức nội bộ của tòa án Thƣơng mại Liên bang Nga tƣơng tự nhƣ các tòa án thẩm quyền chung là đƣợc bố trí tƣơng ứng với cơ cấu hành chính lãnh thổ của Liên bang Nga.[10]
Hệ thống Tòa án liên bang Nga đƣợc Hiến pháp quy định chặt chẽ, khẳng định quyền tƣ pháp hoạt động độc lập, không phụ thuộc lập pháp, hành pháp. Hệ thống tòa án hoạt động thống nhất theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, phân định rạch ròi thẩm quyền của từng tòa án, mỗi tòa chuyên sâu xem xét từng vấn đề cụ thể, không trùng lặp, các thẩm phán không phải chịu sức ép của bất kỳ ai, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật [31, tr6].
Đan Mạch:
Hệ thống tổ chức tòa án Đan Mạch [19, tr78] bao gồm 3 cấp sau đây: - Tòa án khu vực: Cấp này bao gồm 82 tòa án tổ chức theo khu vực không theo cấp hành chính.
- Tòa án dân sự tối cao: gồm Tòa án dân sự tối cao miền Đông và Tòa án dân sự tối cao miền Tây.
- Tòa án tối cao.
Ngoài ra ở Đan Mạch còn có rất nhiều tòa án đặc biệt giải quyết các vụ việc trong những lĩnh vực đặc biệt, ví dự nhƣ Tòa án công nghiệp Đan Mạch, Tòa án thƣơng mại và hàng hải Đan Mạch.
65
Hẩu hết các vụ kiện dân sự và hình sự đều đƣợc giải quyết ở Tòa án khu vực. Tòa án dân sự tối cao giải quyết các vụ kiện liên quan đến các quyết định do các nhà chức trách thành phố ban hành và các vụ hình sự có liên quan đến những trƣờng hợp phạm tội nghiêm trọng và nhận đơn kháng án từ các phán quyết của tòa án khu vực. Tòa án tối cao là tòa án quốc gia cao nhất ở Đan Mạch, chỉ giải quyết những trƣờng hợp kháng án, các quyết định của tòa án tối cao mang tính chất chung thẩm.
Australia:
Hệ thống tòa án Australia đƣợc tổ chức ở hai cấp: Liên bang và Bang. Ở cấp liên bang, bao gồm:
+ Tòa án tối cao liên bang: có chức năng giải thích và áp dụng pháp luật, xét xử các vụ án đặc biệt thuộc thẩm quyền liên quan (bao gồm các vụ án liên quan đến hiệu lực pháp luật, liên quan đến cách giải thích hiến pháp), xét xử phúc thẩm các vụ án từ tòa án liên bang, tòa án tiểu bang; xét xử sơ thẩm một số vụ án khác.
+ Tòa án liên bang: gồm nhiều phân tòa khác nhau chuyên xét xử phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử của tòa này xác lập từ một phần thẩm quyền xét xử của nhiều tòa khác nhau (Tòa án tối cao liên bang, Tòa án sơ hữu công nghiệp liên bang và Tòa phá sản liên bang).
+ Tòa án gia đình: có thẩm quyền giải quyết vấn đề liên quan đến hôn nhân, có chức năng phúc thẩm kháng cáo, kháng nghị các tòa cấp dƣới.
+ Tòa án sơ thẩm liên bang: có chức năng giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình, hành chính, dân sự, thƣơng mại,...
Ở cấp bang: Australia có 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ, mỗi tiểu bang có hệ thống chính quyền, lập pháp và tƣ pháp riêng biệt. Hệ thống tòa án đƣợc tổ chức nhƣ sau: Tòa án tối cao tiểu bang, Tòa phúc thẩm tiểu bang, Tòa án quận hạt và tòa án sơ thẩm tiểu bang.
66
Hệ thống tòa án ở các quốc gia trên đƣợc tổ chức theo mô hình này xuất phát từ quan niệm là hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành pháp vào hoạt động tƣ pháp, vì theo mô hình tổ chức này tòa án sẽ không bị lệ thuộc vào các cấp hành chính. Mặt khác nó khắc phục tình trạng nhiều tòa án cấp quận nơi đông dân cƣ giải quyết không hết việc, thì ngƣợc lại nhiều huyện Thẩm phán không có việc làm, cũng nhƣ sự cách trở về mặt địa lý của một số huyện khiến cho việc đệ đơn khiếu kiện và đi hầu Tòa sẽ gặp nhiều trở ngại và nhất là cho những nhân chứng khi đến Tòa làm chứng.
2.2. Khó khăn, thách thức của việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.