Sau khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2011 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra, các cấp, các ngành ở trung ƣơng, Kết luận số 92- KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ chính trị đã về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 49 về cải cách tƣ pháp đến năm 2020, đặc biệt là Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp trung ƣơng đã quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời, từ đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, dƣ luận xã hội về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp. Đa số cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức ở trung ƣơng và địa phƣơng, các ngành tƣ pháp đều tán thành với chủ trƣơng tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; cho rằng đây là một chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và đòi hỏi khách quan của việc xây dựng nhà nƣớc
56
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần đƣợc quán triệt thực hiện nghiêm túc và sớm triển khai thực hiện. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng đã có chuyển biến mạnh mẽ về sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với các nhiệm vụ cải cách tƣ pháp ở địa phƣơng, trong đó có công tác chuẩn bị thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp địa phƣơng đã tích cực trong công tác chỉ đạo thực hiện Kết luận số 79-KL/TW và Kết luận số 92-KL/TW Bộ Chính trị, chỉ đạo các cơ quan tƣ pháp trong việc xây dựng Đề án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Do đó, nhiều địa phƣơng đã thực hiện xây dựng đề án và sớm đƣợc phê duyệt đề án.
Đối với các Tòa án nhân dân địa phƣơng đã quán triệt và có nhận thức đúng đắn chủ trƣơng cải cách tƣ pháp theo tinh thần Kết luận 79-KL/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ chính trị, do đó công tác chuẩn bị cho việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đã đƣợc tích cực triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, xây dựng các đề án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực của địa phƣơng phù hợp với các điều kiện tiêu chí của Tòa án nhân dân tối cao và tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Ở nhiều nơi giữa Tòa án nhân dân địa phƣơng và các ngành Viện kiểm sát, Công an đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện. Theo Báo cáo số 38-BC/BCSĐ ngày 25/04/2012 của Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao về Công tác chuẩn bị thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, đã có 59 tỉnh thành có sự thống nhất giữa Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp địa phƣơng về số lƣợng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, cụ thể nhƣ sau:
57
Bảng 2.1. Danh sách các tỉnh, thành phố dự kiến thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực [18, Tr 12]
STT Tên đơn vị cấp tỉnh Số Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực Trong đó Từ 1 đơn vị cấp huyện Từ 2 đơn vị cấp huyện Từ 3 đơn vị cấp huyện Từ 4 đơn vị cấp huyện 1 TP. Hà Nội 16 7 5 4 2 TP.Hồ Chí Minh 19 14 5 0 3 Cao Bằng 8 3 5 0 4 Lạng Sơn 6 1 5 0 5 Điện Biên 5 2 2 1 6 Lai Châu 7 7 0 0 7 Hà Giang 6 1 5 0 8 Lào Cai 9 9 0 0 9 Tuyên Quang 7 7 0 0 10 Bắc Cạn 5 3 1 1 11 Thái Nguyên 5 2 2 1 12 Hòa Bình 5 0 4 1 13 Vĩnh Phúc 5 1 4 0 14 Phú Thọ 7 1 6 0 15 Bắc Giang 10 10 0 0 16 Bắc Ninh 3 0 1 2 17 Quảng Ninh 14 14 0 0 18 TP. Hải Phòng 8 1 7 0 19 Hải Dƣơng 7 2 5 0 20 Hƣng Yên 6 2 4 0
58 21 Thái Bình 5 2 3 0 22 Hà Nam 3 0 3 0 23 Nam Định 7 3 4 0 24 Ninh Bình 4 0 4 0 25 Thanh Hóa 15 3 12 0 26 Nghệ An 10 2 6 2 27 Hà Tĩnh 6 0 6 0 28 Quảng Bình 5 2 3 0 29 Quảng Trị 5 1 3 1 30 Thừa Thiên Huế 5 1 4 0
31 Đà Nẵng 5 3 2 0 32 Quảng Ngãi 8 2 6 0 33 Bình Định 6 2 3 1 34 Phú Yên 5 1 4 0 35 Khánh Hòa 4 1 2 1 36 Ninh Thuận 4 1 3 0 37 Bình Thuận 5 1 3 1 38 Gia Lai 9 3 4 2 39 Kon Tum 5 1 4 0 40 Đắk Lắk 15 15 0 0 41 Đắk Nông 6 4 2 0 42 Đồng Nai 8 5 3 0 43 Tây Ninh 5 1 4 0 44 Bình Dƣơng 7 7 0 0 45 Bình Phƣớc 8 6 2 0 46 Bà Rịa – Vũng Tàu 3 0 1 2
59 47 Long An 8 2 6 0 48 Tiền Giang 7 4 3 0 49 Bến Tre 3 0 1 1 1 50 Vĩnh Long 4 1 2 1 51 Trà Vinh 5 2 3 0 52 TP. Cần Thơ 5 1 4 0 53 Hậu Giang 5 3 2 0 54 Sóc Trăng 5 1 2 2 55 Đồng Tháp 6 1 4 1 56 An Giang 6 1 5 0 57 Kiên Giang 5 1 1 0 3 58 Bạc Liêu 4 1 3 0 59 Cà Mau 6 3 3 0 Tổng cộng 395 175 191 25 4
2.1.3. Phù hợp với bối cảnh đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước
Việc tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, diễn ra trong bối cảnh Đảng, nhà nƣớc ta đang triển khai thực hiện chủ trƣơng “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. Đại hội XI (năm 2011) của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trƣơng, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X và đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hƣớng phát triển toàn diện, bền vững đất nƣớc trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nƣớc Việt
60
Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nƣớc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Đồng thời với việc cải cách nền hành chính nhà nƣớc, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan dân cử trong thời gian qua sẽ là thời cơ và điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, tạo ra sự đổi mới đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, bảo đảm thực hiện cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan này theo đúng chủ trƣơng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra.
2.1.4. Phù hợp với chủ trương tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện.
Việc thực hiện chủ trƣơng tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị mang lại những bài học kinh nghiệm có giá trị. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện đƣợc xét xử, giải quyết theo trình tự sơ thẩm phần lớn các vụ, việc. Khi có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nên ngƣời dân không phải đến các Tòa phúc thẩm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nhƣ trƣớc đây. Chủ trƣơng nói trên đã tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận công lý dễ dàng, thuận lợi hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức. Mặc dù khi thực hiện chủ trƣơng này, lúc đầu các cơ quan tƣ pháp và cấp ủy địa phƣơng còn nhiều băn khoăn, cho rằng năng lực cán bộ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện còn nhiều yếu kém, bất cập, chƣa đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao và sự phối hợp tốt trong việc khắc phục khó khăn, trở ngại, cùng với việc xác định lộ trình hợp lý,
61
khoa học nên trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2009 đã thực hiện thành công chủ trƣơng này, tạo điều kiện bƣớc đầu quan trọng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ (cả về số lƣợng và năng lực, trình độ), chuẩn bị cho việc tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực trong thời gian tới.
2.1.5. Tiếp thu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm tổ chức Tòa án nhân dân ở nƣớc ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 và tổ chức Tòa án quân sự trong Quân đội nhân dân từ năm 1988 đến nay là những kinh nghiệm quý để có thể nghiên cứu, vận dụng. Mặt khác, hiện nay trên thế giới hầu hết các quốc gia đều tổ chức tòa án theo khu vực, vì vậy Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc khác để xây dựng, tổ chức hệ thống tòa án phù hợp với điều kiện đất nƣớc, đảm bảo tòa án hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp hiện nay.
Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Nga, Đan Mạch, mô hình Tòa án theo khu vực đã đƣợc tổ chức thành công và hoạt động có hiệu quả. Cụ thể nhƣ sau:
Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số đông nhất thế giới và bộ máy nhà nƣớc phân chia làm 5 cấp hành chính. Tƣơng ứng với các cấp hành chính từ cấp quận, huyện trở lên là cơ sở hình thành 4 cấp Tòa án [20, tr14] đó là:
- Tòa án cấp huyện (Tòa sơ cấp);
- Tòa án cấp thành phố thuộc tỉnh (Tòa trung cấp);
- Tòa án cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng, khu tự trị... (Tòa cấp cao); - Tòa án tối cao (Tòa trung ƣơng).
Thẩm quyền của các cấp tòa án đƣợc quy định nhƣ sau:
Tòa án nhân dân tối cao tại Trung Quốc vừa giữ vai trò là một cơ quan tòa án vừa là cơ quan theo quy định của Hiến pháp có trách nhiệm giám sát việc thi
62
hành công lý và thực hiện các chức năng khác. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chính là xét xử phúc thẩm có vụ án hình sự và dân sự đã đƣợc các Tòa án nhân dân cấp cao và tòa chuyên trách xét xử cũng nhƣ các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xem xét lại tất cả các vụ án có tuyên hình phạt tử hình; giám sát các vụ án do tòa án nhân dân các cấp và các tòa chuyên trách xét xử; ban hành các văn bản giải thích có hiệu lực áp dụng đối với các tòa án cấp dƣới, trong đó hƣớng dẫn việc áp dụng cụ thể các quy định của pháp luật trong quá trình xét xử. [10, tr78]
Tòa án nhân dân cấp cao đóng vai trò vừa là tòa án cấp phúc thẩm vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong một số trƣờng hợp. Các tòa án này xét xử theo trình tự sơ thẩm các vụ án theo pháp luật thuộc thẩm quyền xét xử của mình, các vụ án xét xử theo trình tự sơ thẩm do các tòa án cấp dƣới chuyển lên, xét xử kháng cáo và kháng nghị đối với các bản án và quyết định của tòa án nhân dân cấp dƣới và các vụ án có kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân; xét xử phúc thẩm các bản án của tòa án hàng hải tại địa phƣơng có tòa án hàng hải. [10,tr79]
Tòa án nhân dân cấp trung xét xử theo trình tự sơ thẩm các vụ án theo pháp luật thuộc thẩm quyền xét xử của mình, các vụ án xét xử theo trình tự sơ thẩm do các tòa án cấp cơ sở chuyển lên, kháng cáo và kháng nghị đối với các bản án và quyết định của tòa án nhân dân cấp cơ sở và các vụ án có kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân phù hợp với trình tự kiểm sát xét xử. [10,tr80]
Tòa án nhân dân cấp cơ sở xét xử các vụ án theo trình tự sơ thẩm cũng nhƣ các tranh chấp dân sự và các tội tiểu hình không đòi hỏi phải mở phiên tòa xét xử chính thức.
Hệ thống tòa án Trung Quốc cũng có một số tòa chuyên trách, bao gồm các tòa án quân sự, tòa án đƣờng sắt và tòa án hàng hải. Các tòa án này đƣợc thành lập theo các luật riêng biệt. [20]
Liên bang Nga:
Nga là một đất nƣớc rộng lớn với phân cấp hành chính chia thành 83 khu vực hành chính, lãnh thổ là chủ thể của liên bang gồm: 21 nƣớc cộng hòa, 46
63
tỉnh, 9 vùng lãnh thổ, 1 tỉnh tự trị, 4 khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ƣơng. Hiến pháp liên bang Nga quy định 3 loại tòa án liên bang [10,tr523]:
+ Tòa án hiến pháp Liên bang Nga;
+ Các tòa án thẩm quyền chung liên bang đứng đầu là Tòa án tối cao Liên bang Nga. Các tòa án có thẩm quyền chung trong hệ thống tòa án tối cao đƣợc thành lập ở tất cả các cấp lãnh thổ hành chính của Liên bang Nga. Tức là mỗi chủ thể của Liên bang Nga đều có tòa án cao nhất từ tòa án tối cao của nƣớc công hòa thuộc Liên bang Nga, đến tòa lãnh thổ hoặc tòa án khu vực thuộc mỗi lãnh thổ hoặc khu vực, Tòa án thành phố trực thuộc trung ƣng, tòa án quận thuộc các quận của các chủ thể liên bang;
+ Các tòa án thƣơng mại liên bang đứng đầu là Tòa án thƣơng mại tối cao Liên bang Nga.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga là cơ quan pháp luật giám sát việc thực hiện Hiến pháp của tất cả các cơ quan, tổ chức trong cả nƣớc. Tòa án hiến pháp có thẩm quyền xét xử trong việc: Đảm bảo các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp Liên bang Ngan năm 1993; Các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc liên bang, giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc liên bang với các cơ quan quyền lực nhà nƣớc của các chủ thể thuộc liên bang, giữa các cơ quan nhà nƣớc cao nhất của các chủ thể thuộc liên bang; Các khiếu nại về việc xâm phạm các quyền và tự do hiến định của công dân. [31, tr6]
Các tòa án thẩm quyền chung mà đứng đầu là Tòa án tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất đối với các vụ án về dân sự, hình sự, hành chính và các vụ án khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án này. Tòa án tối cao thực hiện giám sát tƣ pháp dƣới các hình thức tố tụng do pháp luật liên bang quy định đối với hoạt động của các tòa án thẩm quyền chung, bao gồm cả tòa án quân sự và các tòa án chuyên ngành liên bang. Tòa án tối cao có thể hoạt động với tƣ cách là tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm là cấp xét xử trên trực tiếp của các tòa án tối cao của các nƣớc cộng hòa, vùng lãnh thổ hoặc khu
64
vực, thành phố trực thuộc liên bang, các khu tự trị, vùng tự trị quốc gia và các tòa án quân sự các cấp.
Các tòa án thẩm quyền chung dƣới Tòa án tối cao Liên bang Nga đƣợc bố