Nhiệm vụ cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) là rất quan trọng. Với tƣ cách là một đạo luật về tổ chức và hoạt động của một cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc, Luật này sẽ bám sát các quy định của Hiến pháp về tổ chức và thực hiện quyền tƣ pháp. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền tƣ pháp trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
Trƣớc hết, Điều 107 Hiến pháp 2013 khẳng định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp chứ không chỉ là cơ quan xét xử nhƣ Hiến pháp 1992 quy định. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tƣ pháp hoàn toàn phù hợp với Điều 2 về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc khi mà quyền tƣ pháp đƣợc thừa nhận: Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Tuy không thừa nhận nguyên tắc tam quyền phân lập nhƣng trong Hiến pháp nƣớc ta, quyền tƣ pháp vẫn đảm bảo độc lập và kiểm soát quyền khác trong cơ chế quyền lực thống nhất ở Quốc hội.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ có nhiệm vụ quan trọng là cụ thể hóa nội dung của quyền tƣ pháp quy định trong Hiến pháp. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần dựa trên nhận thức thống nhất về nội dung của quyền này trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Quyền tƣ pháp trƣớc hết là quyền xét xử nhƣng với tƣ cách là một loại quyền lực Nhà nƣớc. Quyền tƣ pháp còn bao hàm nội dung nhƣ quyền giải thích pháp luật, quyền kiểm soát các nhánh quyền lực khác theo tinh thần kiểm soát quyền lực quy định tại Điều 2
54
Hiến pháp. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ của Tòa án là: Thông qua hoạt động xét xử, phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội... Quy định nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp.
Sửa đổi quan trọng trong chƣơng về Tòa án là việc Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thay cho Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân nhƣ Hiến pháp hiện hành quy định. Đây cũng là bƣớc đột phá trong tƣ duy về pháp luật, tƣ pháp và Nhà nƣớc pháp quyền. Công lý là lẽ phải, sự công bằng đƣợc xã hội thừa nhận. Pháp luật đồng nghĩa với công lý khi nó chuyển tải đƣợc những giá trị của công lý. Tuy nhiên, điều đó luôn là mơ ƣớc bởi nhiều khi “quá sức” đối với pháp luật, nhất là hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện. Chính vì vậy, việc khẳng định Tòa án trƣớc hết có nhiệm vụ bảo vệ công lý là hoàn toàn phù hợp.
Nói đến quyền tƣ pháp là nói đến sự độc lập nhƣ một yếu tố thuộc bản chất của nó. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã thể hiện đƣợc một bƣớc tiến quan trọng nhằm đảm bảo sự độc lập của Tòa án. Sự độc lập của Tòa án có thể xét dƣới nhiều góc độ, trong đó độc lập trong việc giải thích pháp luật là một nội dung quan trọng. Nói cách khác, phán quyết của Tòa án không thể độc lập nếu Tòa án không đƣợc giải thích pháp luật. Tuy nhiên, việc giao Tòa án giải thích pháp luật là vấn đề quan trọng, cần tiếp tục nghiên cứu. Chính vì thế, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cần có quy định mở về vấn đề này bằng việc quy định: Tòa án nhân dân thực hiện các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và Luật (chứ không phải pháp luật).
55
Đặc biệt nhƣ đã đề cập ở trên, các quy định mới của Hiến pháp không quy định về “các Tòa án nhân dân địa phƣơng” (theo các đơn vị hành chính-lãnh thổ), mà để cho luật quy định về cơ cấu, tổ chức “các tòa án khác”. Các quy định này đặt cơ sở quan trọng cho việc xây dựng mô hình tòa án theo cấp xét xử đƣợc quy định trong Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung). Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ ý chí thƣợng tôn pháp luật, coi trọng quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, Nhà nƣớc và sự trung thành của Tòa án nhân dân đối với công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Về mặt tổ chức, Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể hệ thống Tòa án nhân dân các cấp nhƣ những bản Hiến pháp trƣớc đây mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tƣ pháp, phù hợp với yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền (trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập Tòa án đặc biệt; thành lập thêm Tòa án nhân dân khu vực để củng cố sự độc lập trong xét xử). Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...