Chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 122)

Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng là tiến hành thời gian dài, phạm vi rộng lớn, tính chất chi phí phức tạp, trừu tượng, nhiều loại ẩn khuất khó xác định; giá cả lại biến

động nên việc xác định chất lượng và giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng rất khó khăn. Mặt khác chủ sở hữu các nguồn vốn đầu tư và tài sản mới hình thành là Nhà nước. Các chủ đầu tư là người chủ sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên thường họ

thiếu ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn tìm cách xin được càng nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Từ đó tạo ra những kẽ hở gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng vốn đầu tư của Nhà nước dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Thực tế cho thấy thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước thường do 2 nguyên nhân:

Về nguyên nhân trực tiếp: Thất thoát do chủ đầu tư và nhà thầu cố

tình vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng như thi công ăn bớt khối lượng và chất lượng theo thiết kế được duyệt; trong thanh toán khai tăng chi phí và giá cả… Tuy nhiên trên tổng thể thì thất thoát từ

nguyên nhân trực tiếp không phải là chủ yếu, vì các đối tượng sợ bị xử lý khi sự cố xảy ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114

- Về nguyên nhân gián tiếp: Do sơ hở bởi chính sách chế độ quản lý

đầu tư và xây dựng chưa chặt chẽ. Như: việc xác định chủ trương đầu tư, công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư, thanh quyết toán… Làm cho vốn thất thoát không xác định được rõ đối tượng và mức độ vi phạm, nên thất thoát do nguyên nhân này là chủ yếu. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cần coi trọng các biện pháp phòng ngừa, cần khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng cho chặt chẽ gắn trách nhiệm cá nhân từng khâu công việc, hạn chế sơ hở, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đây là một việc lớn, phức tạp, gồm nhiều công việc nhiều nội dung, song trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

* Về quyết định đầu tư: Phải bảo đảm quyết định trúng, kịp thời, hiệu quả.

đây là khâu quan trọng có ý nghĩa tiên quyết. Nếu việc quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn tới lãng phí rất lớn, vì sản phẩm XDCB không dễ dàng chuyển mục

đích sử dụng.

- Việc quyết định các thủ tục XDCB như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết, cấp có thẩm quyền cần tổ chức thẩm định nghiêm túc, chặt chẽ. Trên cơ sở thiết kế đầu tư đảm bảo hệ số an toàn, công năng sử dụng của công trình, biện pháp thi công hợp lý, phẩm chất vật liệu phù hợp, định mức, đơn giá áp đúng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh bổ sung, ngăn chặn sơ hở tiêu cực thất thoát.

Thực tế cho thấy chỉ riêng việc quyết định biện pháp thi công không phù hợp đã gây thất thoát rất lớn. Nhiều khi chi phí cho việc áp dụng biện pháp thi công chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị sản phẩm xây dựng và chênh lệch trong việc áp dụng giữa các biện pháp thi công thủ công và cơ giới rất cao. Đây là một trong những sơ hở mà nhà thầu có thể móc ngoặc với tổ

chức tư vấn. Đề nghị cấp có thẩm quyền không cho phép chủđầu tư vừa thiết kế vừa thi công trừ trường hợp đặc biệt theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115

* Về công tác kế hoạch hoá

Sau chủ trương đầu tư, khâu kế hoạch cũng góp phần không nhỏ làm lãng phí thất thoát vốn đầu tư, từ thực trạng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư nêu ở phần trên để tạo ra sự ách tắc, cửa quyền, phiền hà và hiện tượng “chạy vốn” trong quá trình bố trí kế hoạch. Đây là những điều kiện cho tiêu cực phát sinh, ngăn chặn các hiện tượng trên cơ chế kế hoạch cần sớm hoàn thiện theo hướng phải coi trọng việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng, địa phương.

Dành vốn thoả đáng cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư và coi nhiệm vụ

chuẩn bị đầu tư phải đi trước một bước làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư

hàng năm. Chỉ bố trí kế hoạch đầu tư theo những dự án đã đảm bảo nguồn vốn và theo hướng tập trung dứt điểm như phần giải pháp đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư.

* Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủđầu tư

Theo quy định, chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu lập dự án đến quá trình khai thác sử dụng. Để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:

- Chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư từ Sở NN&PTNT về cơ quan trực tiếp sử dụng công trình là UBND huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn hoặc các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi … nhằm gắn trách nhiệm trong quá trình đầu tư và sử dụng công trình.

- Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động

đầu tư; quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban QLDA, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phân chia gói thầu, việc thay đổi thiết kế và các phát sinh sau đấu thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng. Ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc chủ đầu tư, nhằm hạn chế sự chi phối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 các hoạt động đấu thầu và thanh quyết toán công trình. Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát, tham nhũng. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, các cán bộ quản lý đầu tư, các chủđầu tư, các nhà thầu.

Các huyện, thành phố phải tăng cường hiểu biết về quản lý đầu tư

và xây dựng cho cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng để đáp

ứng với nhiệm vụ được phân cấp theo Quyết định của UBND tỉnh. UBND tỉnh sẽ tiến hành thành lập Ban QLDA chung các dự án có qui mô lớn hoặc các dự án chủđầu tư không đủ năng lực quản lý. Đối với các cơ quan không có chuyên môn quản lý đầu tư và xây dựng sẽ áp dụng hình thức chủ nhiệm điều hành dự án. Đối với các chủ đầu tư là cơ quan của tỉnh, Ban QLDA của tỉnh trực tiếp điều hành dự án hoặc chủ đầu tư có thể

thuê các đơn vị tư vấn có đủ khả năng đểđiều hành dự án. Đối với các chủ đầu tư là các cơ quan của huyện, thành phố, chủđầu tư có thể sử dụng Ban QLDA của huyện, thành phố hoặc thuê các tổ chức tư vấn để điều hành dự

án.

* Áp dụng triệt để hình thức đấu thầu, khoán gọn

Như phần đánh giá và giải pháp về công tác đấu thầu đã trình bày để

công tác đấu thầu được áp dụng rộng rãi trước hết cần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế kế hoạch theo hướng đã nêu ở phần trên. Đồng thời cải tiến thủ tục sao cho gọn nhẹ, đơn giản, dễ làm phù hợp với trình độ tổ chức thực hiện của chủ đầu tư và các nhà thầu; Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn cụ thể về kinh tế và pháp luật với chủđầu tư; Phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đấu thầu, hết sức chú ý hồ sơ mời thầu, xác định đúng “giá xét thầu” để làm cơ sở cho việc đánh giá, xét chọn.

Mặt khác, nên làm thử và mở rộng hình thức khoán gọn; Trường hợp cần thiết phải áp dụng hình thức giao thầu, cần hoàn thành đầy đủ thiết kế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117 * Cải tiến thủ tục cấp phát, cho vay vốn, chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán vốn đầu tư

Lâu nay việc thanh toán vốn bao gồm cả cấp phát và cho vay, việc quyết toán công trình thường chậm, gây ách tắc về tài chính cho đơn vị thi công, chậm tiến độ xây dựng và tạo ra sơ hở trong công tác quản lý vốn.

Để khắc phục những tồn tại trên cần quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cấp và từng người có liên quan một cách cụ thể, gắn với chếđộ

thưởng phạt nghiêm minh.

* Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị; công trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủđầu tư.

Sở Xây dựng tăng cường công tác thanh tra chất lượng các công trình xây dựng do tỉnh quản lý; Kịp thời phát hiện, báo cáo UBND tỉnh những sai phạm về chất lượng, để xử lý. Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những công trình kém chất lượng của ngành mình.

* Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng

Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng theo Quyết

định của UBND tỉnh, giành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp và các chủđầu tư.

Cấp được uỷ quyền phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý

đầu tư và xây dựng lên cơ quan cấp trên. UBND tỉnh, các cơ quan quản lý

đầu tư và xây dựng ở tỉnh phải thực hiện chế độ hậu kiểm, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư, giám sát chất lượng xây dựng các công trình, dự án đã được phân cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118

* Công tác giám sát đánh giá đầu tư

Nâng cao chất lượng công tác giám sát đánh giá đầu tư, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng:

- Coi trọng chất lượng giám sát và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát.

- Các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát từng khâu bố trí đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sát thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, phê duyệt TKKT, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý vốn, ký hợp đồng, thanh quyết toán,...) tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch 5 năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư, ở

dự án đầu tư nào phát hiện thấy những yếu tố thay đổi so với dự án ban

đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh, phải báo cáo kịp thời và nhất thiết

đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.

Những dự án không báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, không bố trí kế

hoạch đầu tư và không được điều chỉnh dự án, đề nghị KBNN không cấp vốn thanh toán. Tăng cường công tác giám sát đầu tư của cộng đồng; Tất các các dự án, chương trình đầu tư (trừ công trình bí mật quốc gia) đều phải được thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng. Các phương án qui hoạch đã được phê duyệt, các chương trình dự án phải được công bố công khai nội dung cơ bản trên các phương tiện thông tin đại chúng như: niêm yết, pa-nô, truyền hình... để dân biết, dân bàn, dân giám sát.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)