Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 59)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: Thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. Hà Nam nằm ở tọa độđịa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o - 110o kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ Sông Hồng, thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỉnh Hà Nam phía Bắc giáp với Hà Nội, cách trung tâm thủ đô hơn 50 km về phía Nam, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Với vị trí địa lý như vậy, Hà Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21A, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4.000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, nhất là trong 3 năm tiến hành xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản được bê tông hóa; hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường

đã được xây dựng kiên cố tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện cơ

giới. Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông đường thủy,

đường bộ và đường sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả

nước, đặc biệt là với thủđô Hà Nội.

Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 860,5 km2, nằm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 trong vùng trũng của Đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc.

Hình 3.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Hà Nam

Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía

Đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các con sông lớn như sông

Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm, chăn nuôi bò sữa. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như

mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam

a. Khí hậu

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23 - 24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300 – 1500 giờ/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong

đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ

trung bình dưới 20oC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16oC. Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa Hạ gió Nam, Tây Nam và Đông Nam; mùa Đông gió Bắc, Đông và

Đông Bắc.

Lượng mưa trung bình khoảng 1900 mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3176 mm (năm 2010), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1265,3mm (năm 2009). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%). b. Thủy văn

Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ

sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng khá tốt, đủđáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.3 Đất đai, địa hình tỉnh Hà Nam

Hà Nam là tỉnh đồng bằng giáp núi, nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông Nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Theo số liệu thống kê đất năm 2010, tỉnh Hà Nam có tổng diện tích

đất tự nhiên là 860,5 km2. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét... phân bố trên các vùng khác nhau

Đất nông nghiệp: Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển nông lâm ngư

nghiệp của tỉnh năm 2010 là 55.644,0 ha, chiếm tỷ trọng 66,5% tổng diện tích tự nhiên. Trong đất nông nghiệp đất trồng lúa là 36429 ha, đất rừng 5.136ha. Diện tích ao đầm và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4.883,2 ha. Sự đa dạng các loại đất cho phép Hà Nam phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây trồng.

Đất lâm nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 5.136 ha đất lâm nghiệp

Đất phi nông nghiệp: Năm 2010 là 26.642 ha, trong đó đất khu công nghiệp là 899 ha, đất phát triển hạ tầng là 11.321 ha, đất phi nông nghiệp khác là 14.422 ha. Theo thời gian và tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, loại

đất này ngày càng được mở rộng

Đất chưa sử dụng đất chưa sử dụng còn 3.763ha, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng 892ha, núi đá không có rừng 2445ha, trong thời gian tới sẽ được đưa vào khai thác và sử dụng, đến năm 2020 còn 2550 ha.

b. Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng, các loại

đá quý có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ, các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một số mỏ than bùn, mỏ đôlômit. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản này phân bố ở các huyện phía Tây của tỉnh, gần đường giao thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.

Đá vôi: Tổng trữ lượng đá vôi ở Hà Nam khoảng 7,4 tỷ m3, trong đó

đá vôi ciment chiếm khoảng 4,1 tỷ m3 với hàm lượng CaO khoảng 52,4 - 55%, hàm lượng MgO 0,41 - 2,4%, cá biệt có mỏ có hàm lượng MgO đạt tới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 21%. Đá đôlômit có trữ lượng trên 3,3 tỷ m3 với hàm lượng CaO 28-29%, hàm lượng MgO 16-22%, phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng

Đá quý: Các loại đá quý ở Hà Nam gồm có đá vân hồng, tím nhạt ở

Thanh Liêm, Kim Bảng, thường có các vỉa dài 30 - 40m, cao 60 m, có vỉa dài tới gần 200m. Đá vân mây, da báo có nhiều ở huyện Thanh Liêm. Đá trắng tập trung ở khu vực Thung Mơ, Quèn Cả thuộc huyện Kim Bảng.

Đất sét:Tổng trữ lượng đất sét lên tới gần 400 triệu tấn, trong đó: - Đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng khoảng 331 triệu tấn với hàm lượng Al2O3 từ 7,4 đến 18,6%, SiO2 từ 54 - 82%, Fe2O3 từ 3 - 10,4%, CaO từ 1,1 - 3,69%, MgO từ 0,33 - 1,89%.

- Đất sét làm gạch ngói khoảng 62 triệu tấn với hàm lượng Al2O3 từ 6,4

đến 19,47%, SiO2 từ 53,7 - 61,6%, Fe2O3 từ 5,1 - 7,5%, CaO từ 0,25 - 1,3%.

Khoáng sản nhiên liệu: Khoáng sản nhiên liệu có các mỏ than bùn với trữ lượng trên 11 triệu m3 ở Ba Sao và hồ Liên Sơn. Thung lũng than bùn Ba Sao dài 2 km, rộng 1 - 2 km, chỗ dày nhất tới 1,5 m. Mỏ than bùn hồ Liên Sơn tập trung chủ yếu ở phần phía nam hồ. Khu vực tập trung lớn nhất có chiều dài 800 - 900m, rộng 200 - 300 m. Lớp than bùn màu nâu hay xám nâu

đen dày gần 2m. Mỏ than bùn Liên Sơn có trữ lượng tới 7,296 triệu tấn. Than bùn Hà Nam có chất lượng rất tốt, có thể làm chất đốt hoặc phân bón vi sinh.

Cát xây dựng: Hà Nam có nguồn cát đen rất dồi dào tại các bãi ven sông Hồng (dài 27 km), bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ, hàng năm cung cấp cho các tỉnh ngoài hàng triệu m3 phục vụ cho XDCB và các công việc khác.

3.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1 Dân số tỉnh Hà Nam

Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 795 ngàn người, với mật độ dân số là 924 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14%/năm. Trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng trên 70%. Những năm gần đây ghi nhận sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

3.1.2.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh

Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Về khu công nghiệp: Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung và 17 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Khu công nghiệp Đồng Văn quy mô 470 ha (giai đoạn 1: 210 ha), nằm ở phía Bắc tỉnh, cách trung tâm Hà Nội 45 km.

- Khu công nghiệp Châu Sơn phía Tây thị xã Phủ Lý có quy mô 169 ha.

- Khu công nghiệp Hoàng Đông ở huyện Duy Tiên cách Hà Nội 48 km về phía Nam có quy mô 100 ha.

- Khu công nghiệp Châu Giang thuộc địa phận 3 xã (Chuyên

Ngoại, Trác Văn và Hòa Mạc), huyện Duy Tiên có diện tích 132,4 ha.

Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nước, điện đưa đến tận chân hàng rào.

Về giao thông: Ngoài mạng lưới giao thông liên tỉnh rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngoài, mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển, đến nay đã hình thành mạng lưới khép kín, với hơn 4.000 km. Trong số 167 km đường cấp tỉnh quản lý đã có 112 km (67,1%) được rải nhựa, chất lượng tốt, trong đó có 42 cầu đường ; 82,1% đường cấp huyện cũng đã được rải nhựa, hoặc rải bê tông. 1725 km

đường cấp xã quản lý và đường giao thông thôn xóm đã được bê tông hóa toàn bộ, thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế giữa các vùng. Nối hai bờ sông Đáy giữa khu vực thành phố Phủ Lý là 4 cây cầu bê tông vĩnh cửu. Các phương tiện giao thông cơ giới có thểđi lại thuận tiện dễ

dàng đến hết các xã, thôn trong tỉnh.

Hệ thống thủy lợi, thủy nông: trên địa bàn tỉnh đã căn bản hoàn chỉnh, với 87 km đê sông, các trạm bơm tưới tiêu và hàng nghìn ki-lô-mét kênh mương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 thủy lợi nội đồng. Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp và tiêu úng, thoát lũ, phòng tránh tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh tế xã hội trên địa bàn. Hiện nay và trong giai

đoạn tới, hệ thống đường nội đồng, thủy lợi, thủy nông tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện theo hướng kiên cố bê tông hóa, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp.

Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng

đã và đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước sạch với công suất 25.000 m3/ngày

đêm chưa được sử dụng hết công suất. 97% số hộ dân ở thành phố Phủ

Lý và 83% hộ dân ở khu vực nông thôn đã có nước sạch, nước hợp vệ sinh dùng cho sinh hoạt.

Mạng lưới truyền tải, phân phối điện đã được xây dựng, mở rộng đến hầu hết các thôn xã. 100% số hộ dân cư và cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính, sự nghiệp ở thành phố Phủ Lý và các huyện đã được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia. Trong những năm tới, Hà Nam tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống, công trình mới đáp ứng nhu cầu điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng bưu điện, viễn thông và thông tin liên lạc phát triển khá nhanh và vẫn từng bước hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh đã có một trung tâm bưu điện tỉnh tại Thành phố Phủ Lý, 5 trung tâm bưu cục ở các huyện, 33 bưu cục khu vực và gần 100 điểm/trạm bưu điện ở các xã, phường, thị trấn. 100% số xã, phường, thị trấn và các cơ sở kinh tế nhà nước, các cơ

quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp đã có điện thoại phục vụ thông tin liên lạc. Các khu công nghiệp đều có điểm bưu điện. Đến năm 2013 tổng số

thuê bao điện thoại đạt 724830, đạt tỷ lệ 91,4 thuê bao/100 dân. Điện thoại không dây được phủ sóng toàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng cũng ngày càng mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch và sử dụng các dịch vụ này của dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà đầu tư

sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tại Phủ

Lý đã có mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội… một số

các chi nhánh của các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng tư nhân; các Quỹ Tín dụng nhân dân được đặt ở Phủ Lý và các huyện.

Về cơ sở hạ tầng xã hội: Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển. Toàn tỉnh có 758 cơ sở nhà trẻ, 120 trường mẫu giáo, 271 trường phổ thông các cấp, với 4.468 lớp học và gần 179,6 nghìn học sinh các cấp học. Trong đó, 86% số trường tiểu học, 85% trường trung học cơ sở và 100% số trường trung học phổ thông đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đến năm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)