Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 106)

- Căn cứ vào thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB cho nông nghiệp còn một số tồn tại mang tính nổi cộm cần tập trung tháo gỡ từ

khâu lập và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc lập kế

hoạch và bố trí vốn đầu tư còn dàn trải; Công tác lập, trình duyệt thiết kế

kỹ thuật - tổng dự toán; Đấu thầu; Thanh quyết toán khối lượng; Quyết toán công trình hoàn thành bàn giao... nhìn chung tiến độ còn chậm, mất nhiều công đoạn và thời gian, tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ công trình còn phổ biến, hiệu quả kế hoạch đầu tư và tiến độ giải ngân vốn đầu tư

còn chậm gây lãng phí NSNN; Việc phân công, phân cấp quản lý đầu tư

XDCB còn lúng túng, chồng chéo.

- Định hướng phát triển của tỉnh: Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII đã đề ra phương hướng chủ yếu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong 5 năm 2011 – 2015 là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; Thực hiện triệt để dồn điền – đổi thửa, khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp.

+ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông, lâm thủy sản giai

đoạn 2011 – 2015 đạt 3,5%, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 3,0%.

+ GDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu nền kinh tế

chiếm tỷ trọng 16% năm 2015 và 13% vào năm 2020.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 40% năm 2015; ngành trồng trọt 56,15%; ngành dịch vụ 3,85% vào năm 2015; đến năm 2020: ngành chăn nuôi 45%, ngành trồng trọt khoảng 51,15% và dịch vụ 3,85%.

- Cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông nghiệp Hà Nam + Cơ hội

Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh làm gia tăng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn; Là cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội thị

trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và lao động;

Có nhiều khả năng tiếp cận với các tiến bộ hoa học kỹ thuật thông qua các cơ sở khoa học, hiệp hội sản xuất (Hội Nông dân, hội làm vườn, câu lạc bộ chuyển giao tiến bộ khoa học, Hội Phụ nữ,…). Các tiến bộ khoa học là tiền đề phát triển sản xuất NN theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

+ Thách thức

Trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiều đất canh tác cho xây dựng, phát triển hệ thống giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư... nên tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp của Hà Nam là khá lớn.

Song song với tiến trình đô thị hoá, người nông dân sẽ bị thu hút bởi các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ do thu nhập cao hơn và ít bị rủi ro hơn so với sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 nghiệp là chịu ảnh hưởng rất lớn về khí hậu và thời tiết dẫn tới hạn chế thu hút đầu tư trong nông nghiệp.

Tuy người dân biết rất rõ sản xuất rau, hoa, quả và vật nuôi có giá trị

nhưng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đòi hỏi phải có đầu tư lớn - đây cũng là hạn chếđể mở rộng các vùng chuyên canh tập trung.

Ô nhiễm môi trường: việc phát triển, mở rộng sản xuất thường kéo theo vấn đề về môi trường, đặc biệt trong vấn đề xử lý chất thải của ngành chăn nuôi, hay sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất trồng trọt; ô nhiễm từ các khu sản xuất công nghiệp, từ nước thải của Hà Nội qua 2 con sông Nhuệ, Đáy.

Kênh tiêu thụ sản phẩm chưa hoàn chỉnh: Hầu hết sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ qua người trung gian và một phần do bà con nông dân tự đem đi tiêu thụ. Phương thức này thường khiến cho người nông dân bị

thua thiệt do bị ép giá, thông tin thị trường thiếu chính xác, phụ thuộc nhiều vào tầng lớp trung gian. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, chiến lược phát triển 10 năm 2011 - 2020 và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Bên cạnh các thuận lợi cơ bản là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản trong những năm tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, giá cả, thị trường không ổn định; Biến

đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Nhằm thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư

XDCB, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Đồng thời cần thực hiện các biện pháp chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn từ NSNN, trong đó cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)