Kế toán quản trị chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Thực trạng về kế toán quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty cổ phần Hà Đô 2 và các giải pháp hoàn thiện (Trang 53)

III. Chênh lệch

2.3.2.2Kế toán quản trị chi phí nhân công trực tiếp

Trong điều kiện máy móc thi công còn nhiều hạn chế, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Do vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý và chính xác giá thành xây dựng và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán tiền công thỏa đáng và kịp thời đến người lao động.

Trong công ty Hà Đô, hầu hết số nhân công đều là người lao động hợp đồng, công ty trả lương theo từng phần công việc. chủ nhiệm công trình và cán bộ quản lý công trình căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng công việc để tiến hành lập hợp đồng lao động, khoán công việc cho các đội sản xuất.

Hiện nay công ty áp dụng các hình thức thanh toán lương như sau:

- Lương thời gian: áp dụng cho các bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất thi công, xây dựng công trình và những công việc không có định mức hao phí nhân công mà phải tiến hành công nhật.

- Lương sản phẩm: áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành làm những công việc có định mức hao phí nhân công và giao khoán các hợp đồng làm khoán.

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty là tiền lương công nhân của các đội sản xuất, xí nghiệp nhận thầu.

Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công của nhân công công trường, trên đó phải ghi rõ từng ngày làm việc, và có chữ ký đầy đủ của công nhân công trường. Đội trưởng thi công tiến hành theo dõi tình hình lao động của công nhân trong đội để chấm công cho công nhân.

Thông thường, cuối tháng chủ nhiệm công trình tính lương công nhân dựa trên bảng thanh toán lương và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương có thể được tính trên cơ sở đơn giá do nhà nước quy định hoặc dựa trên lương ghi trên hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động. Tiền lương thực tế của công nhân được tính như sau:

Tiền lương thực lĩnh = tiền lương thực tế - các khoản phải khấu trừ (như tiền đã ứng, tiền ăn ca )

Đối với hợp đồng giao khoán tưng phần công việc hoàn thành cho các đơn vị nhân thầu, trên hợp đồng phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, nội dung việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng, thời gian và chất lượng. Kế toán hạch toán cả phần tiền khoán gọn vào chi phí nhân công trong kỳ.

Đối với công nhân làm ngoài giờ, lương được tính như sau:

Đối với lương nghỉ phép, nghỉ lễ, tiền lương được tính:

Việc tính lương và phụ cấp được thể hiện trên bảng thanh toán lương và phụ cấp của từng đội sản xuất trong từng tháng.

Đối với các khoản trích theo lương, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ, một phần trích vào chi phí sản xuât chung, trả hộ người lao động, một phần trích từ thu nhập (chịu) thuế thu nhập, người lao động phải nộpo từng công trình được tổng hợp trên máy thông qua menu Báo cáo chi tiêt cho từng vụ việc.

Tiền luơng của công nhân trong tháng của công trình nào đuợc chủ nhiệm công trình nộp theo 1 tập gồm bảng chấm công và thanh toán luơng theo từng công trình, do đó chi phí nhân công trực tiếp của công trình nào đuợc tập hợp trực tiếp cho công trình đó, việc tách riêng chi phí ch

Ngày 05/11/2009, chủ nhiệm công trình nộp tập hồ sơ gồm có: - Bảng chấm công công nhân tháng 10 (phụ lục)

- Bảng thanh toán lương nhân công tháng 10 ( phụ lục)

SV: Mai Đình Đình 54 Lớp KK44/21.17 Tiền lương = Tiền lương cơ bản26 × Số ngày nghỉ lễ, nghỉ phép

Một phần của tài liệu Thực trạng về kế toán quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty cổ phần Hà Đô 2 và các giải pháp hoàn thiện (Trang 53)