Lương CN QL đội BHXH,BHYT,KPCĐ
1.5.2 Mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp
xây lắp
Trong các doanh nghiệp xây lắp, thời gian để thi công một công trình thường khá dài, và giá trị của công trình thường rất lớn, do đó việc thi công không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh mà còn chịu nhiều tác động của các yếu tố về chính trị, xã hội, do đó để xem xét có thực hiện một dự án hay không, căn cứ vào biên bản mời thầu do các chủ đầu tư đưa ra, kế toán quản trị cần tính toán và xác định tổng chi phí của công trình nếu thực hiện đầu tư dựa trên các dự toán chi phí do phòng kế hoạch cung cấp để tính lợi nhuận của công trình.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận tức là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này người ta sử dụng phương pháp hạch toán định phí biên. Theo đó, toàn bộ chi phí của một doanh nghiệp được chia thành định phí và biến phí.
Tổng định phí trong các doanh nghiệp xây lắp là: chi phí về quản lý doanh nghiệp: chi phí về nhân công, vật liệu quản lý doanh nghiệp, chi phí cán bộ công trường,... luôn không thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau nên ta không phân bổ chúng cho các công trình mà luôn ứng xử nó là tổng số, là chi phí thời kỳ.
Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính cho đơn vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng. Biến phí trong các doanh nghiệp xây lắp gồm nhiều loại như: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công chỉ phát sinh khi công trình được thi công.
Như vậy, định phí trong doanh nghiệp thường là những chi phí không hoặc khó thay đổi được, do đó với mức giá bán dự thầu, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần xác định mức biến phí cho hợp lý và tiết kiệm. Việc lựa chọn xây dựng một công trình ngoài việc tối đa hóa lợi nhuận còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, văn hóa,... do đó, khi quyết định lựa chọn thi công một công trình, trước khi nhận thầu, kế toán quản trị cần phân tích những chi phí cơ hội, chi phí chìm khi thực hiện công trình để có quyết định đúng đắn.
Kết luận:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý chi phí luôn là vấn đề nóng bỏng. Thông thường, các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán quản trị tốt cần 3 đến 4 đồng để tạo ra một đồng lợi nhuận, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần đến 5 hay 6 đồng vốn mới tạo ra một đồng lợi nhuận. Điều này vừa thể hiện hiệu quả đầu tư không cao và cũng thể hiện công tác quản lý chi phí còn yếu kém. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiêp cần tổ chức kế toán quản trị song song với kế toán tài chính. Kế toán quản trị dựa vào các thông tin mà kế toán tài chính đã tập hợp và kế toán tài chính dựa vào các dự toán, kế hoạch của kế toán quản trị để đưa ra những chính sách hơp lý.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, TÍNH GIÁ