- Nghiệm thức 11: bón 100% phân đạm, không nhiễm vi khuẩn Azospirillum.
y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
3.7.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến năng suất của cây ngô
chọn đến năng suất của cây ngô
Kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất ngô lai chịu ảnh hưởng bởi các nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Các chỉ tiêu năng suất của cây ngô trồng ngoài đồng (tính thêm năng suất lý thuyết ?).
Nghiệm thức Đường kính bắp (cm) Chiều dài bắp (cm) Số hàng hạt/bắp Số hạt/hàng Khối lượng khô 100 hạt (g) NT1 0VK- 0N 4,04f 15,01f 12,00c 29,00d 21,29g NT2 K17- 0N 4,22ef 17,57cdef 14,00abc 35,00cd 22,90ef NT3 K25- 0N 4,39cdef 16,51ef 13,33bc 34,67cd 23,15def
NT4 D06- 0N 4,24def 17,17def 14,00abc 34,33cd 21,80fg
NT5 K17- 50%N 4,73abc 18,83abcde 14,67abc 40,67abc 25,12c
NT6 K25 - 50%N 4,63bcde 18,60bcde 14,00abc 42,33ab 25,05c
NT7 D06 - 50%N 4,67bcd 17,90cde 16,00ab 40,33bc 23,52de
NT8 K17- 75%N 5,14a 21,50a 16,00ab 47,33a 27,32a
NT9 K25 - 75%N 4,82abc 21,07ab 16,67a 46,00ab 24,50cd
NT11 0VK - 100%N 4,88ab 19,97abcd 14,67abc 43,33ab 25,84bc
ANOVAZ ** ** ** ** **
CV (%) 3,44% 5,47% 10,10% 6,10% 2,22%
Z**, NS: Khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,01, khác biệt không có ý nghĩa
y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test. phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Qua bảng kết quả ta thấy:
Các nghiệm thức bón 75% đạm có số hạt/hàng nhiều hơn so với các nghiệm thức bón 50% đạm và không bón đạm. Số hạt/hàng biến thiên từ 29 đến 47,33 hạt/hàng. Đa số các nghiệm thức ở cùng mức đạm vô cơ thì khi có nhiễm vi khuẩn Azospirillum cho số hạt/hàng như nhau. Ở nghiệm thức không bón đạm vô cơ nhưng có nhiễm vi khuẩn, số hạt/hàng gia tăng có ý nghĩa thống kê so với không nhiễm vi khuẩn. Tỷ lệ gia tăng từ 5,33- 6 hạt/hàng ( tăng 18,37% – 20,6%).
Đặc biệt ở các nghiệm tức bón 75% đạm có nhiễm vi khuẩn có số hạt/hàng ngang bằng với nghiệm thức bón 100% đạm không nhiễm vi khuẩn. Cụ thể nghiệm thức 8 có số hạt/hàng là 47,33 hạt/hàng, nghiệm thức 9 là 46 hạt/hàng, nghiệm thức 10 là 43,67 hạt/hàng, nghiệm thức 11 là 43,33 hạt/hàng. Riêng nghiệm thức 8 ( nhiễm chủng K17 và bón 75% đạm) có số hạt/hàng là cao nhất và so với nghiệm thức bón 100% đạm không nhiễm vi khuẩn tăng 4 hạt/hàng (tăng 9,24%). Kết quả còn được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến số hạt/hàng của bắp ngô.
Số hàng hạt/bắp: Ở những nghiệm thức có chủng vi khuẩn và không bón đạm có chiều hướng cho số hàng hạt/bắp cao hơn so với nghiệm thức không bón đạm và không nhiễm vi khuẩn. Cụ thể cao nhất là nghiệm thức 8 ( 16 hàng hạt/bắp), nghiệm thức 9 ( 16,67 hàng hạt/bắp), cao hơn nghiệm thức 11 lần lượt là 1,33 và 2 hàng hạt/bắp. Sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê với mức ý nghĩa 0,01.
Chiều dài bắp: Chiều dài bắp biến thiên từ 15,01 cm đến 21,50 cm. Ở các nghiệm thức có bón đạm 75% kết hợp với vi khuẩn và bón 100% đạm không nhiễm vi khuẩn đều cho chiều dài bắp dài hơn so với nghiệm không bón đạm không nhiễm vi khuẩn. Cụ thể nghiệm thức 8 chiều dài trái bắp là 21,50 cm, nghiệm thức 9 là 21,07 cm, nghiệm thức 10 là 20,43 cm, nghiệm thức 11 là 19,97 cm, trong đó cao nhất là nghiệm thức 8 cao hơn nghiệm thức 11 là 1,53 cm ( tăng 7,66%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,01. Kết quả còn thể hiện rõ qua biểu đồ 3.9.
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến chiều dài của bắp ngô.
Đường kính bắp: Ở những nghiệm thức 8 có chủng vi khuẩn K17 cho đường kính trái lớn nhất ( 5,14 cm), cao hơn nghiệm thức 11 là 0,26 cm ( tăng 5,32%), có ý nghĩa thống kê. Ở các nghiệm thức 9, 10, 11 đường kính bắp không có sự khác biệt về thống kê. Cụ thể là nghiệm thức 9 có đường kính là 4,82 cm, nghiệm thức 10 có đường kính là 4,87 cm, nghiệm thức 11 có đường kính là 4,88 cm.
Khối lượng khô 100 hạt: Ở các nghiệm thức không bón đạm và nghiệm thức bón 50% đến 75% đạm có nhiễm vi khuẩn đều giúp gia tăng khối lượng khô 100 hạt so với nghiệm thức không nhiễm vi khuẩn, có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt ở nghiệm thức bón 75% đạm kết hợp với vi khuẩn cho khối lượng khô 100 hạt tương đương với nghiệm thức bón 100% đạm không nhiễn vi khuẩn theo quy trình. Riêng nghiệm thức 8 ( nhiễm chủng K17 và bón 75% đạm) có khối lượng khô 100 hạt là cao nhất ( 27,32g) và so với nghiệm thức bón 100% đạm không nhiễm vi khuẩn tăng 1,48g ( tăng 5,72%). Kết quả nghiên cứu của Fulchieri và Frioni (1994) trên cây ngô ở Argentina cũng đã cho thấy, ở nghiệm thức xử lý
với chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum có trọng lượng khô hạt tăng 59% so với đối chứng không bón đạm không chủng vi khuẩn [26].
Tóm lại, qua các chỉ tiêu năng suất, ta thấy bón 75% đạm ( 103,5 kg N/ha) mà có nhiễm thêm vi khuẩn thì không khác biệt với bón 100% đạm ( 138 kgN/ha) không nhiễm vi khuẩn theo quy trình, thậm chí bón 75% đạm ( 103,5 kg N/ha) mà có nhiễm thêm chủng vi khuẩn K17 còn cho các chỉ tiêu năng suất cao hơn bón 100% đạm ( 138 kgN/ha) không nhiễm vi khuẩn theo quy trình. Như vậy, các chủng vi khuẩn Azospirillum này có khả năng thay thế 25% lượng đạm ( giảm 34,5kgN/ha) mà cây bắp cần.