Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến chiều dài lá cây ngô

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 63)

- Nghiệm thức 11: bón 100% phân đạm, không nhiễm vi khuẩn Azospirillum.

3.7.1.3Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến chiều dài lá cây ngô

y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

3.7.1.3Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến chiều dài lá cây ngô

tuyển chọn đến chiều dài lá cây ngô

Kết quả về chiều dài lá của các nghiệm thức được thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nghiệm thức đến chiều dài lá của cây ngô (cm) Nghiệm thức

Thời gian theo dõi (sau mọc) 2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần

NT1 0VK- 0N 26,83 49,17 87,17 90,33 NT2 K17- 0N 31,83 58,50 90,33 93,00 NT3 K25- 0N 29,83 56,17 90,83 92,83 NT4 D06- 0N 27,17 52,00 89,50 92,33 NT5 K17- 50%N 35,50 63,17 95,17 97,00 NT6 K25 - 50%N 33,83 60,17 94,67 96,33 NT7 D06 - 50%N 32,00 58,83 94,83 95,83 NT8 K17- 75%N 37,50 68,83 103,17 103,83 NT9 K25 - 75%N 34,33 65,33 102,50 103,33 NT1 0 D06 - 75%N 33,67 61,00 99,33 100,50 NT1 1 0VK - 100%N 33,83 65,67 102,83 104,17 ANOVAZ Nghiệm thức ** Thời gian ** Nghiệm thức và thời gian ** CV (%) 1,51%

Z**, NS: Khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,01, khác biệt không có ý nghĩa

Giai đoạn 2 tuần sau mọc: Các nghiệm thức có chiều dài lá dao động từ 26,83 – 37,50 cm. Ở giai đoạn này chiều dài lá của các nghiệm thức có vi khuẩn cố định đạm cũng như có bón phân đạm thì chiều dài lá đều cao hơn nghiệm thức 1, không bón phân đạm và không có chủng vi khuẩn cố định đạm. Kết quả cũng cho thấy, việc bón phân đạm đã ảnh hưởng đến chiều dài của lá. Ở mức đạm 50%, nghiệm thức 5 có chiều dài lá là 35,50 cm, nghiệm thức 6 có chiều dài lá là 33,83 cm, nghiệm thức 7 có chiều dài lá là 32,00 cm. Ở mức đạm 75% nghiệm thức 8 có chiều dài lá là 37,50 cm; nghiệm thức 9 có chiều dài lá là 34,33 cm; nghiệm thức 10 có chiều dài lá là 33,67 cm đều cao hơn nghiệm thức 11 với đạm 100% nhưng không có vi khuẩn có chiều dài lá là 33,83 cm. Như

vậy, ở giai đoạn này các chủng vi khuẩn có ảnh hưởng đến chiều dài của lá ngô và được thể hiện rõ ở các nghiệm thức không bón đạm có nhiễm vi khuẩn, chiều dài lá cũng lớn hơn nghiệm thức 1 là 0,34 – 5 cm.

Giai đoạn 4 tuần sau mọc: Chiều dài lá ở các nghiệm thức tăng từ 22,34 – 31,84 cm và tăng nhiều nhất ở giai đoạn này là nghiệm thức 11 có sử dụng 100% phân đạm, nhưng chiều dài lá vẫn thấp hơn nghiệm thức 8 với mức đạm 75% có vi khuẩn K17 là 3,16 cm. Ở các nghiệm thức có bón đạm và không bón đạm mà có vi khuẩn cố định đạm thì chiều dài lá của nghiệm thức có chủng K17 luôn cao hơn so với các chủng còn lại, ở mức đạm 50% thì cao hơn chủng K25, D06 là 3 cm và 4,34 cm; ở mức 75% đạm thì cao hơn chủng K25, D06 là 3,50 cm và 7,83 cm; với mức đạm 0% thì cao hơn chủng K25, D06 là 2,33 cm và 5,50 cm. Các nghiệm thức không bón phân đạm có sử dụng vi khuẩn đều có chiều dài lá cao hơn nghiệm thức không sử dụng vi khuẩn, không bón đạm ( nghiệm thức 1) từ 6,66 – 9,33 cm. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,01.

Giai đoạn 6 tuần sau mọc: Đây là giai đoạn vươn cao của cây ngô, các nghiệm thức có sự tăng về chiều dài lá là lớn nhất trong các giai đoạn theo dõi, chiều dài lá tăng từ 31,83 – 38 cm. Nghiệm thức 8, 9 và nghiệm thức 11 có chiều dài lá là tương đương nhau dù với lượng đạm bón là khác nhau, nhưng ở nghiệm thức 8, 9 có vi khuẩn cố định đạm, điều này chứng tỏ vi khuẩn cố định đạm đã có ảnh hưởng đến chiều dài lá ở giai đoạn này. Qua xử lí thống kê chúng tôi nhận thấy, nghiệm thức 11 không sai khác với nghiệm thức 8, 9. Các nghiệm thức sử dụng vi khuẩn có bón đạm hoặc không bón đạm thì hai chủng K17, K25 có chiều dài lá tương đương nhau. Nghiệm thức 1 vẫn có chiều dài lá nhỏ nhất là 87,17 cm, nhỏ hơn với nghiệm thức 11 là 15,66 cm, nhỏ hơn nghiệm thức 8 là 16 cm, nhỏ hơn nghiệm thức 5 là 8 cm, nhỏ hơn nghiệm thức 2 là 3,16 cm. Điều này chứng tỏ, việc bón phân đạm và sử dụng vi khuẩn cố định đạm đã ảnh hưởng đến chiều dài lá ở giai đoạn này làm cho lá dài ra.

Giai đoạn 8 tuần sau mọc: Các nghiệm thức có sự tăng về chiều dài của lá là nhỏ nhất trong các giai đoạn theo dõi, chiều dài lá đo được ở giai đoạn này

tăng rất ít từ 0,66 – 3,16 cm. Ở nghiệm thức 11 chiều dài lá là 104,17 cm, cao hơn so với nghiệm thức 1 là 13,84 cm, tương đương với nghiệm thức 8 và 9. Qua xử lí thống kê chúng tôi nhận thấy, nghiệm thức 11 không sai khác với nghiệm thức 8, 9 với mức ý nghĩa 0,01. Ở nghiệm thức 2 chiều dài lá dài hơn với nghiệm thức 1 là 3,16 cm; nghiệm thức 3 dài hơn là 3,66 cm; nghiệm thức 4 dài hơn 2 cm. Ở mức đạm 50% thì nghiêm thức 5 dài hơn với nghiệm thức 1 là 6,07 cm; nghiệm thức 6 dài hơn là 5,40 cm; nghiệm thức 7 dài hơn 5,50 cm. Ở giai đoạn này bộ lá của cây ngô đã gần ổn định, và đạt kích thước tối đa nên các mức bón đạm và các chủng cố định đạm tác động vào chiều dài của lá ngô giai đoan này rất ít.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 63)