Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến đường kính gốc

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 65)

- Nghiệm thức 11: bón 100% phân đạm, không nhiễm vi khuẩn Azospirillum.

y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

3.7.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến đường kính gốc

chọn đến đường kính gốc

Cây ngô có đường kính gốc càng lớn thì khả năng chống đổ ngã càng cao, là biểu hiện khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, là tiền để để cho năng suất cao. Kết quả theo dõi đường kính gốc của các nghiệm thức được thể hiện ở bảng 3.17. Qua bảng kết quả chúng tôi nhận thấy:

Giai đoạn 6 tuần sau mọc: Các nghiệm thức có đường kính gốc dao động từ 25,62 – 35,37 mm. Nghiệm thức bón 100% phân đạm không nhiễm vi khuẫn thì có đường kính lớn nhất, tiếp đó là các nghiệm thức bón 75% đạm và 50% đạm có nhiễm vi khuẩn. Ở các nghiệm thức không bón đạm có nhiễm vi khuẩn thì đường kính gốc lớn hơn nghiệm thức không bón đạm và không có vi khuẩn ( nghiệm thức 1) từ 0,91 – 1,78 mm. Những nghiệm thức bón đạm 75% có vi khuẩn cố định đạm thì có đường kính gốc tương đương với nghiệm thức bón đạm 100% mà không có vi khuẩn cố định đạm. Khi xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy nghiệm thức 11 không sai khác với các nghiệm thức 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0.01. Điều này chứng tỏ, vi khuẩn cố định đạm đã phát huy được tác dụng làm tăng đường kính gốc mặc dù bón với lượng đạm ít hơn 25%.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nghiệm thức đến đường kính gốc cây ngô (mm) Nghiệm thức

Thời gian theo dõi (sau mọc)

6 tuần 8 tuần NT1 0VK- 0N 25,62 30,70 NT2 K17- 0N 27,40 32,63 NT3 K25- 0N 27,33 32,30 NT4 D06- 0N 26,53 32,03 NT5 K17- 50%N 31,63 36,20 NT6 K25 - 50%N 31,37 36,23 NT7 D06 - 50%N 29,80 35,50 NT8 K17- 75%N 35,27 40,80 NT9 K25 - 75%N 35,10 40,10 NT10 D06 - 75%N 34,93 39,93 NT11 0VK - 100%N 35,37 40,83 ANOVAZ Nghiệm thức ** Thời gian **

Nghiệm thức và thời gian NS

CV (%) 1,03%

Z**, NS: Khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,01, khác biệt không có ý nghĩa

Giai đoạn 8 tuần sau mọc: Ta thấy các nghiệm thức có đường kính gốc dao động từ 30,70 – 40,80 mm. Ở các nghiệm thức bón ở mức đạm 75% và 100% có đường kính gốc chênh lệch nhau rất ít. Và khi xử lý thống kê ta thấy, nghiệm thức 11 không sai khác với các nghiệm thức 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0.01. Đối với các nghiệm thức không bón đạm thì những nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn có đường kính gốc lớn hơn nghiệm thức không sử dụng vi khuẩn từ 1,33 – 1,93 mm. Ở các nghiệm thức bón đạm ở mức 50% có kết hợp với vi khuẩn thì đường kính gốc lớn hơn nghiệm thức không sử dụng phân đạm và nhỏ hơn các nghiệm thức sử dụng mức đạm 75%.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu sinh trưởng, ta thấy bón 75% đạm ( 103,5 kg N/ha) mà có nhiễm thêm vi khuẩn thì không khác biệt với bón 100% đạm ( 138 kgN/ha) không nhiễm vi khuẩn theo quy trình. Điều đó chứng tỏ khả năng cố định đạm của các chủng vi khuẩn Azospirillum có thể cung cấp 25% lượng đạm mà cây ngô cần.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w