- Nghiệm thức 11: bón 100% phân đạm, không nhiễm vi khuẩn Azospirillum.
y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
3.7.1.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến chiều cao cây ngô
tuyển chọn đến chiều cao cây ngô
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng của cây được trồng trong điều kiện như thế nào. Nếu trồng trong điều kiện nhiệt
x
10
9 /ml
độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng và thâm canh thuận lợi cây sẽ cao hơn và ngược lại thì cây sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, chiều cao cây còn do đặc tính của từng giống.
Trong quá trình theo dõi chiều cao cây của các nghiệm thức, chúng tôi nhận thấy các nghiệm thức khác nhau thì chiều cao cây cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng. Kết quả được trình bày qua bảng 3.14.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nghiệm thức đến chiều cao cây (cm)
Nghiệm thức
Thời gian theo dõi (sau mọc) 2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần
NT1 0VK- 0N 34,33 62,67 139,50 168,33 NT2 K17- 0N 40,83 72,83 149,83 175,83 NT3 K25- 0N 40,17 70,50 148,00 175,17 NT4 D06- 0N 37,50 67,17 148,33 174,00 NT5 K17- 50%N 43,83 74,83 161,33 193,00 NT6 K25 - 50%N 42,83 74,50 159,33 190,33 NT7 D06 - 50%N 41,50 72,00 156,17 186,50 NT8 K17- 75%N 44,50 81,83 172,17 203,50 NT9 K25 - 75%N 43,00 78,83 170,50 201,67 NT1 0 D06 - 75%N 42,17 74,33 168,00 197,50 NT1 1 0VK - 100%N 44,17 80,50 171,67 202,67 ANOVAZ Nghiệm thức ** Thời gian ** Nghiệm thức và thời gian ** CV (%) 0,99%
Z**, NS: Khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,01, khác biệt không có ý nghĩa
Giai đoạn 2 tuần sau mọc: Chiều cao cây của các nghiệm thức dao động từ 34,33cm đến 44,50cm. Đây là giai đoạn mà cây ngô chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng đất, chính vì vậy mà việc sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân đạm đã bắt đầu ảnh hưởng đến chiều cao của cây ngô. Nghiệm thức chỉ sử dụng 100% phân đạm không vi khuẩn thì chiều cao của cây là 44,17cm, thấp hơn nghiệm thức 8 sử dụng vi khuẩn K17 và 75% phân đạm 0,33 cm. Các nghiệm
thức 11, 10, 9, 8 chiều cao cây ngô không khác biệt nhau nhiều nhưng chiều cao của cây so với các nghiệm thức còn lại có sự khác biệt. Đặc biệt nghiệm thức 8 có chiều cao hơn nghiệm thức 1 là 10,07 cm. Sự khác biệt này có ý nghĩa về thống kê với mức ý nghĩa 0,01.
Giai đoạn 4 tuần sau mọc: Chiều cao cây của các nghiệm thức dao động từ 62,67 cm đến 81,83 cm. Chiều cao cây của các nghiệm thức có sử dụng phân đạm và vi khuẩn cố định đạm đều cao hơn so với nghiệm thức không sử dụng phân đạm và không vi khuẩn. Chiều cao cây của nghiệm thức 8 cao hơn nghiệm thức 11 là 1,33 cm chứng tỏ chủng K17 đã tác động đến sinh trưởng của cây ngô, mặc dù với lượng đạm ít hơn nhưng chiều cao cây thì lớn hơn. Mặt khác ở mức đạm như nhau hoặc không bón đạm thì ở nghiệm thức có vi khuẩn thì chủng vi khuẩn K17 đều cao hơn so với chủng K25, D06, chứng tỏ hoạt tính cố định đạm của chủng K17 lớn hơn hai chủng còn lại.
Nghiệm thức không sử dụng phân đạm và không có vi khuẩn ( nghiệm thức 1) có chiều cao là 62,67 cm, thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại và thấp hơn nghiệm thức 11 là 17,83 cm. Ta thấy được phân đạm đã tác động rất lớn đến chiều cao của cây ngô, việc không bón phân đạm và không có chủng vi khuẩn cố định đạm đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ngô ở giai đoạn này rất nhiều. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy, nghiệm thức 11 không sai khác so với nghiệm thức 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0,01.
Giai đoạn 6 tuần sau mọc: Chiều cao cây của các nghiệm thức dao động từ 139,50 cm đến 172,17 cm, đây là thời kì vươn cao của cây và là giai đoạn mà các các nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất trong tất cả các giai đoạn theo dõi. Qua bảng 3.14 chúng tôi nhận thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô ở giai đoạn này rất lớn, nhất là ở các nghiệm thức 8, 9, 10 là các nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn cố định đạm và mức bón đạm 75%, tốc độ tăng trưởng chiều cao còn cao hơn cả nghiệm thức sử dụng mức phân đạm là 100% nhưng không có chủng vi khuẩn cố định đạm ( nghiệm thức 11). Ở giai đoạn này nhiệm thức 8 có chiều cao cây là 172,17 cm, nghiệm thức 9 là 170,50
cm, nghiệm thức 10 là 168,00 cm, nghiệm thức 11 là 171,67 cm. Các nghiệm thức không sử dụng phân đạm mà chỉ có chủng vi khuẩn cố định đạm cũng cao hơn so với nghiệm thức 1 từ 8,5 đến 10,33 cm. Chúng tôi cũng thấy rằng, ở giai đoạn này với mức đạm như nhau thì ở nghiệm thức có vi khuẩn là chủng vi khuẩn K17 đều cao hơn so với chủng K25, D06, chứng tỏ hoạt tính cố định đạm của chủng K17 ở giai đoạn này là lớn hơn hai chủng còn lại. Qua xử lý thống kê thì nghiệm thức 11 không sai khác so với nghiệm thức 8, 9, 10. Chúng tôi thấy ở giai đoạn này, vi khuẩn cố định đạm có ảnh hưởng đến chiều cao của cây ngô thông qua việc bón đạm, với mức đạm càng tăng thì chiều cao cây càng lớn và ở các nghiệm thức bón đạm với mức 75% thì có chiều cao cây cao hơn so với mức 50%.
Giai đoạn 8 tuần sau mọc: Chiều cao cây của các nghiệm thức dao động từ 161,50 cm đến 202,67 cm. Đây là giai đoạn cuối thời kỳ vươn cao, là giai đoạn mà các các nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất trong tất cả các giai đoạn theo dõi. Chiều cao cây của nghiệm thức 8, 9, 10 và nghiệm thức 11 chênh lệch không đáng kể. Với mức đạm 75% và vi khuẩn cố định đạm thì chiều cao của các nghiệm thức này tương đương với mức bón đạm 100% mà không có vi khuẩn, điều này chứng tỏ hoạt tính cố định đạm đã ảnh hưởng đến chiều cao của cây ngô, mặc dù với lượng đạm ít hơn nhưng vẫn có chiều cao ngang nhau. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy, nghiệm thức 11 không sai khác so với nghiệm thức 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0,01.