Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến số lá của cây ngô

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 60)

- Nghiệm thức 11: bón 100% phân đạm, không nhiễm vi khuẩn Azospirillum.

y: Các chỉ số chữ cái giống nhau trên cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.

3.7.1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến số lá của cây ngô

tuyển chọn đến số lá của cây ngô

Lá là bộ phận quang hợp chủ yếu của cây ngô quyết định đến năng suất, phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và phản ứng của giống với điều kiện môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ và lượng mưa trong từng tháng, đặc biệt là giai đoạn trước 8 tuần sau mọc. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng Azospirillum được tuyển chọn đến số lá của cây ngô ở các nghiệm thức được trình bày trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nghiệm thức đến số lá của cây ngô (lá/cây) Nghiệm thức

Thời gian theo dõi (sau mọc) 2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần

NT1 0VK- 0N 4,50 7,83 13,17 16,17 NT2 K17- 0N 4,83 7,83 13,50 16,67 NT3 K25- 0N 4,50 7,83 13,50 16,67 NT4 D06- 0N 4,50 8,00 13,67 16,50 NT5 K17- 50%N 5,00 8,17 14,17 17,33 NT6 K25 - 50%N 5,00 8,17 14,17 17,17 NT7 D06 - 50%N 4,67 7,83 13,83 16,83 NT8 K17- 75%N 5,17 8,50 14,50 17,83 NT9 K25 - 75%N 5,00 8,33 14,33 17,67 NT1 0 D06 - 75%N 4,50 8,17 14,17 17,33 NT1 1 0VK - 100%N 5,17 8,33 14,50 17,83 ANOVAZ Nghiệm thức ** Thời gian ** Nghiệm thức và thời gian ** CV (%) 4,15%

Z**, NS: Khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,01, khác biệt không có ý nghĩa

Giai đoạn 2 tuần sau mọc: Các nghiệm thức có số lá dao động từ 4,50 đến 5,17 lá/cây. Giai đoạn này số lá ở các nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn và có bón đạm đều cao hơn nghiệm thức 1. Tuy nhiên, sự khác biệt của các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,01. Điều này cho thấy, việc bón đạm cũng như sử dụng vi khuẩn cố định đạm chưa ảnh hưởng đến số lá ở giai đoạn này.

Giai đoạn 4 tuần sau mọc: Các nghiệm thức có số lá dao động từ 7,83 đến 8,50 lá/cây. Cao nhất là nghiệm thức 8 với số lá là 8,50 lá/cây, sau đó là nghiệm thức 9 và 11 với số lá là 8,33 lá/cây; các nghiệm thức 4, 5, 6, 7 và 10 đều có số lá cao hơn nghiệm thức 1 không sử dụng vi khuẩn và không bón đạm. Tuy nhiên, sự khác biệt của các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,01.

Điều này cũng cho ta thấy, việc bón đạm cũng như sử dụng vi khuẩn cố định đạm chưa ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến số lá ở giai đoạn này.

Giai đoạn sau mọc 6 tuần: Đây là thời kỳ vươn cao của cây, số lá của các nghiệm thức dao động từ 13,17 lá/cây đến 14,50 lá/cây. Tốc độ ra lá của các nghiệm thức nhanh nhất trong các giai đoạn theo dõi. Số lá nhiều nhất trên cây là ở nghiệm thức 8 và 11 với số lá là 14,50 lá/cây. Ở giai đoạn này thì nghiệm thức bón 100% phân đạm, không vi khuẩn có số lá bằng nghiệm thức 8. Với nghiệm thức 10 tuy lượng đạm nhiều hơn nhưng chỉ có số lá là 14,17 lá/cây ở giai đoạn này và bằng với nghiệm thức 5 và 6. Ở nghiệm thức 1, việc không bón đạm và không có vi khuẩn cố định đạm đã hạn chế đến khả năng ra lá ở giai đoạn này cho nên số lá chỉ là 13,17 lá/cây. Nghiệm thức không bón đạm mà chỉ có vi khuẩn cố định đạm thì số lá cũng lớn hơn nghiệm thức 1 là 0,33 lá/cây. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy, nghiệm thức 11 không sai khác so với nghiệm thức 5, 6, 7, 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0,01.

Giai đoạn sau mọc 8 tuần: Đây là giai đoạn cuối thời kỳ vươn cao, cây ngô đã ổn định số lá/cây và bước vào thời kỳ trổ cờ phun râu. Tổng số lá trên cây của các nghiệm thức dao động từ 16,17 lá/cây đến 17,83 lá/cây. Nghiệm thức có số lá nhiều nhất ở giai đoạn này là nghiệm thức 8 và nghiệm thức 11, đều có số lá là 17,83 lá/cây; nghiệm thức 9 có số lá là 17,67 lá/cây; nghiệm thức 10 là 17,33 lá/cây. Giai đoạn này, việc sử dụng phân đạm và vi khuẩn cố định đạm đã ảnh hưởng đến số lá trên cây ngô. Các nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn và phân đạm đều có số lá nhiều hơn việc không sử dụng vi khuẩn và không bón phân đạm ( nghiệm thức 1). Số lá có xu hướng tăng cùng với việc tăng lượng phân đạm. Tuy nhiên, ở mức đạm 75% và có vi khuẩn K17 thì số lá bằng với việc sử dụng 100% phân đạm không vi khuẩn, như vậy các chủng cố định đạm đã ảnh hưởng đến sự ra lá trong giai đoạn này. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy, nghiệm thức 11 không sai khác so với nghiệm thức 5, 6, 7, 8, 9, 10 với mức ý nghĩa 0,01.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum trong rễ cây ngô tại một số địa điểm của tỉnh Đăk Nông (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w