Nếu các nhân tố bên trong làm ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì các nhân tố bên ngoài cũng có tác động không nhỏ đến năng lưc cạnh tranh của họ, những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp đó là khách hàng (người mua), nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô.
a. Khách hàng
Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và khi quá trình sản xuất kết thúc, những sản phẩm đó của doanh nghiệp lại được đưa ra thị trường để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng quyết định quy mô thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu quy mô thị trường lớn, doanh nghiệp có thể tăng đầu tư để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường và tăng sản lượng bán.
Bên cạnh đó, khả năng thanh toán của khách hàng sẽ quyết định sức mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu khách hàng có khả năng tài chính, thị trường có tính thanh khoản cao, thì đó là một thị trường tiềm năng, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư để tăng cường cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường. Để lựa chọn và quyết định
phương án sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp luôn phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và sức mua của thị trường. Đặc tính của nhu cầu tiêu dùng có vai trò quyết định hình thành đặc tính của sản phẩm và tạo ra những áp lực để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới.
Khách hàng hoặc người mua của mỗi doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng (nếu sản xuất hàng tiêu dùng), có thể là các doanh nghiệp, tổ chức (nếu sản xuất nguyên vật liệu,máy móc thiết bị). Mặc dù đối tượng có thể khác nhau song người mua nói chung có xu hướng muốn tối đa hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên họ luôn tìm cách gây áp lực để doanh nghiệp giảm giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, khách hàng có thể đòi hỏi, mặc cả để có được những sản phẩm chất lượng tốt hơn và được phục vụ chu đáo hơn. Cơ sở để đưa ra quyết định mua bán là hoàn toàn bình đẳng, đôi bên cùng có lợi nhưng do sức ép cạnh tranh doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những đòi hỏi ngày một cao của khách hàng. Để chủ động ứng phó trước những sức ép đó, việc phải xem xét và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu là một quyết định rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hơn nữa không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu khi khách hàng cần, doanh nghiệp cần phải xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất là xây dựng mối quan hệ bạn hàng tin cậy với những khách hàng lớn, có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp một cách ổn định và lâu dài. Việc doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện vận chuyển, khuyến mại…. với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống tạo sức hấp dẫn và củng cố sự tin cậy lẫn nhau trong kinh doanh. Nhờ vậy duy trì được thị phần hiện có và tăng khả năng mở rộng thị phần cho doanh nghiệp. Giữ được khách hàng cũ, tăng thêm khách hàng mới là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
b. Nhà cung cấp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được các yếu tố đầu vào, đó là vật tư, máy móc thiết bị, vốn, vai trò của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp thể hiện ở áp lực về giá của các yếu tố đầu vào. Giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động đến khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm tiêu chuẩn chất lượng vật tư
kỹ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo tiến độ giao hàng theo yêu cầu, gây ra sự khan hiếm giả tạo.
Do vậy, để ổn định sản xuất, duy trì được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường về số lượng, doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn nhà cung cấp mang tính lâu dài, bạn hàng truyền thống, điều đó sẽ tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường yếu tố đầu vào, có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Thế mạnh của nhà cung cấp tăng lên nếu số lượng nhà cung cấp ít, không có hàng thay thế, giá cả bấp bênh, doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp hoặc loại vật tư được cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Do đó, nhà cung cấp nói chung có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
c. Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Trong một ngành nào đó mà tồn tại một hoặc một số Doanh nghiệp thống lĩnh (mang tính độc quyền) thì mức độ cạnh tranh ít hơn và khi đó doanh nghiệp thống lĩnh thị trường sẽ đóng vai trò chỉ đạo giá. Trong trường hợp này nếu Doanh nghiệp nào không ở vị trí thống lĩnh thì sức cạnh tranh là rất kém. Nhưng nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp có thế lực và quy mô tương đương nhau thì cạnh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt. Cần phải coi trọng và phát huy lợi thế so sánh của mình để biến nó thành lợi thế cạnh tranh, trên thị trường nếu dDoanh nghiệp nào có nhiều lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao hơn.
Trong thị trường tự do cạnh tranh, gần như không có rào cản cho các thành viên mới gia nhập thị trường, ở đó luôn có các đối thủ tiền ẩn, sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ lúc nào. Sự xuất hiện của đối thủ mới có thể gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ lựa chọn để đưa ra những quyết định đúng đắn hơn và các chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.
Để chống lại các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp phải thường xuyên củng cố năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm, bổ sung những đặc tính mới ưu việt hơn cho sản phẩm, luôn phấn đấu giảm chi phí giá thành để sẵn sàng tham gia các cuộc cạnh tranh về giá.
d. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của mỗi doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố: thực trạng nền kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật và bối cảnh chính trị xã hội.
Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ổn định, thu nhập quốc dân tính trên đầu người cao sẽ tạo điều kiện tăng tích lũy, tăng đầu tư cho sản xuất, thị trường có sức mua lớn tạo môi trường thuận lợi để Doanh nghiệp phát triển.
Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước sẽ có tác dụng tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp.
Nhà nước thúc đẩy và tăng sức cạnh cho doanh nghiệp thông qua các chính sách như:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho công tác giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tạo điều kiện về cơ sở vất chất và các yếu tố đầu vào.
Thực hiện các chính sách kích cầu để mở rộng và tăng dung lượng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp. Đồng thời với công cụ chi tiêu Chính phủ, Nhà nước cũng là người mua với nhu cầu đa dạng.
- Nhà nước đầu tư quy hoạch và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện chuyên môn hóa sâu từ đó tăng năng lực cạnh tranh.
Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối diện với hệ thống pháp luật không ổn định, chính sách thay đổi, điều đó sẽ làm suy yếu năng lực cạnh tranh. Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp luật đồng bộ, phù hợp các nguyên tắc kinh doanh thương mại quốc tế, đảm bảo cho sự cạnh tranh công bằng, bình dẳng. Những chính sách đó phải giữ đúng vai trò là môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh, giảm tính tự chủ của doanh nghiệp. Luật “ Chống độc quyền” của Mỹ, đạo luật về “ Độc quyền và Hợp nhất” ở Anh đều nhấn mạnh khía cạnh quan trọng là đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.
Yếu tố thứ ba của môi trường vĩ mô là các yếu tố chính trị xã hội. Một quốc