Khái quát về TổngCôngtyĐầutưvàPhát triểnnhàHà Nội

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 40)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO) được thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1999 theo mô hình Tổng công ty 90. Đây là Tổng Công ty 90 đầu tiên của thành phố Hà Nội. Mục tiêu của UBND thành phố Hà Nội là sắp xếp và tách chức năng quản lý doanh nghiệp của các sở, ngành, quận, huyện, để tập trung xây dựng một tổ chức kinh tế mạnh có quy mô lơn, chính quy hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác của thành phố, đáp ứng yêu cầu đổi mới lĩnh vực phát triển nhà và đô thị của Thủ đô trong tình hình mới.

Khác với rất nhiều Tổng Công ty Nhà nước khác, Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) được thành lập trên cơ sở sát nhập 17 doanh nghiệp trực thuộc các Sở khác nhau của Hà Nội như Xây Dựng; Sở Địa chính - Nhà đất; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Liên hiệp các công ty lương thực, và các công ty phát triển nhà thuộc các Quận, Huyện: Ba Đình; Hoàn Kiếm; Hai Bà Trưng; Thanh Trì,.v.v. Đây là những công ty có quy mô khác nhau, nhưng đều có bề dày và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, đã từng thực hiện thi công xây lắp và thực hiện các dự án lớn, trọng điểm của Hà Nội và trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Từ năm 2007, được sự đồng ý của UBND thành phố, Tổng Công ty chuyển hướng sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con nhằm đổi mới phong cách điều hành quản lý, phát huy cao vai trò đầu tầu của Công ty mẹ trong việc định hướng, hỗ trợ các Công ty Con, các đơn vị thành viên về công nghệ, vốn, thị trường và thương hiệu, với mục đích sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có.

Song song với quá trình này, Tổng Công ty đã đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa các đơn vị thành viên, tạo đà huy động, thu hút thêm nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Sau khi Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty Con. Sau những quyết định thay đổi quan trọng nhất, bộ xương sống của doanh nghiệp, Tổng Công ty tiếp tục tập trung xây dựng chiến lược phát triển Tổng Công ty theo hướng phát huy cao vai trò đầu tàu của Công ty Mẹ trong việc định hướng, hỗ trợ các đơn vị thành viên về công nghệ, vốn, thị trường và thương hiệu để củng cố nền tảng phát triển bền vững của cả Tổng công ty.

Đến nay, quy mô của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã phát triển mạnh với tổng số 21.138 lao động hiện đang làm việc tại 63 đơn vị đầu mối trực thuộc trên địa bàn cả nước bao gồm: 35 công ty hạch toán độc lập; 12 công ty hạch toán phụ thuộc;

10 Ban quản lý dự án; 6 công ty liên doang liên kết. Ngoài ra Tổng công ty còn có một công ty tài chính cổ phần HANDICO; một Trường trung cấp nghề kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng Hà Nội; một Sàn giao dịch bất động sản.

Thành tựu nổi bật nhất sau 10 năm xây dựng và phát triển mà Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã đóng góp cho Thành phố là trên 2,5 triệu m2sàn xây dựng, là đơn vị đứng đầu Thành phố và là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về quỹ nhà phục vụ di dân tái định cư. Giải phóng mặt bằng gần 1 triệu m2 sàn nhà ở và trên 6.000 căn hộ, cải thiện chỗ ở cho hàng nghìn hộ dân, góp phần tạo diện mạo mới, đẹp, khang trang cho Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Một số công trình dự án tiêu biểu mà Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua là: Dự án Trung Hòa - Nhân Chính; dự án Nam Trung Yên; dự án Cầu Diễn v.v. và các dự án khác thuộc quỹ đất 20% của các khu đô thị như dự án Sài Đồng; Nam Đại Cồ Việt; khu hồ Phúc Xá 1; Đại Kim - Định Công; Mễ Trì Hạ,.v.v. Các dự án này đã góp phần quan trọng trong việc tạo quỹ nhà di dân tái định cư của toàn thành phố để cải thiện chỗ ở cho hàng vạn người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, các khu đô thị mới như: Trung Văn; Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh; Thạch Bàn; Vĩnh Hoàng; Khu liên hợp văn phòng - khách sạn - căn hộ tại 521 Kim Mã; Khách sạn Somerset Westlake tại 254 Thụy Khê,… đã góp phần cải tạo cảnh quan làm khang trang thêm Thủ đô khi bước vào 1000 năm tuổi.

Ngoài các công trình xây dựng kể trên, HANDICO cũng đã thực hiện nhiều công trình đô thị khác có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng đối với thủ đô như tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân kéo dài kịp thời phục vụ SEAGAMES 22; Làng sinh viên HANCINCO đảm bảo phục vụ tốt chỗ ăn ở cho hàng nghìn sinh viên thủ đô; Trường Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội tại nước Lào; Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại an toàn khu Định Hóa - Thái Nguyên; Tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh tại vườn hoa Vạn Xuân; Công trình tượng đài Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh,… và nhiều công trình khác được UBND thành phố Hà Nội cũng như Chính phủ đánh giá rất cao.

Kết quả của quá trình xây dựng và phát triển đã được đánh giá, ghi nhận bằng các thành tích khen thưởng của các cấp: Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2004 và năm 2007; Bằng khen của Bộ xây dựng năm 2006 và năm 2007; Bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố Hà Nội năm 2008. Mười năm qua Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội trở thành doanh nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng thủ đô Hà Nội trên nhiều lĩnh vực. Nếu năm 2000, tổng sản lượng toàn Tổng Công ty đạt 536 tỷ đồng, doanh thu 399 tỷ đồng thì đến năm 2009 đạt sản lượng trên 4.900 tỷ đồng với doanh thu 3.503 tỷ đồng, nộp ngân sách 172 tỷ đồng; đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn. Điều này thể hiện rõ nét qua các bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đạt được giai đoạn 2004- 2009.

TT Các chỉ tiêu Đơnvị tính

Năm

2004 Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

1 Tổng sản lượngSXKD đồngTỷ 3.733 3.646 3.513 4.054 3.767 4.915 Tăng so với năm trước % -30 32 15 -17 15 2 Tổng doanh thu đồngTỷ 2.544 1.673 2.380 2.880 2.828 3.503 Tăng so với năm trước % -35 42 21 -2 24 3 M2sàn xây dựng hoàn thành 1000 M2 427.121 300.933 351.634 277.354 254.354 251.824 Tăng so với năm trước % -30 17 -22 -8 -1 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 55.966 37.000 56.600 81.000 150.000 215.00 0 Tăng so với năm trước % -34 35 44 85 43

Như vậy, xét về tổng doanh thu và tổng sản lượng năm 2008 có giảm so với năm 2007, số m2 sàn xây dựng năm 2009 cũng giảm một chút so với năm 2008 nhưng đến năm 2009, các chỉ tiêu này đã được cải thiện với tốc độ tăng tương đối ấn tượng với giá trị TSL tăng 15 % và tổng doanh thu tăng 24 %. Lợi nhuận tăng 43 %. Các chỉ tiêu này đều tăng tương đương hoặc bằng với tốc độ tăng trung bình của các doanh nghiệp trong ngành từ 15- 30%. Nếu chi phí của việc sử dụng vốn chủ sở hữu là 10% (Tương đương với 161 tỉ) thì HANDICO đang hoạt động tương đối tốt và tạo ra giá trị cho chủ sở hữu. Nhưng nếu chi phí của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trung bình trong ngành là 15% (tương đương với 241.5 tỉ ) thì HANDICO đang làm giảm giá trị của chủ sở hữu.

Bảng 2.2. TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 142 70 90 218 149 172 2 Thu nhập bình quân 1000đ/ người 1,350 1,400 1,499 1,776 2,300 2,800 3 Tốc độ tăng % 3 7 18 29 22 4 Đóng góp hoạt động xã hội Triệu đồng 1,040 200 401 90 880 1,600

Nguồn: Báo cáo của HANDICO qua các năm

+ Về tài chính: Khi mới thành lập Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội với số vốn được nhà nước giao 354 tỷ đồng, với số vốn được giao rất khiêm tốn như vậy Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty luôn cố gắng vừa ổn định vừa đẩy mạnh hoạt sản xuất kinh doanh, tích lũy nguồn vốn, đến nay sau hơn 10 năm Tổng công ty đã nâng số vốn điều lệ lên gấp 3 lần số vốn ban đầu, và đạt 934 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Tóm tắt một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán từ năm 2007 – 2010

ĐVT: Tri˞u đ˪ng

CHỈ TIÊU NĂM2007 NĂM2008 NĂM2009 NĂM2010 I. Tài sản. 1.640.838 2.103.335 7.919.333 6.186.748 1. Tài sản lưu động và ĐTNH 1.017.409 1.150.656 6.060.778 3.875.657 2. Tài sản cố định và ĐTDH 364.570 424.139 1.858.555 2.311.091 Trong đó: TSCĐ(giá trị còn lại) 27.804 155.351 491.708 486.318

- Nguyên giá 77.508 124.716 641.902 665.826

- Hao mòn lũy kế 49.704 58.130 150.194 179.508

II. Nguồn vốn. 1.640.838 2.103.335 7.919.333 6.186.748 1. Nợ phải trả 714.301 791.099 5.826.918 3.830.719 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 926.536 1.312.235 1.843.900 2.266.673

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Tổng Công ty Handico.

Sau hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, HANDICO đã khắc phục mọi khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, từng bước đi lên khẳng định thương hiệu của mình và trở thành một trong những Tổng công ty lớn, vững mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và hạ tầng đô thị của Hà Nội. Giá trị nộp ngân sách năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng đã tăng lên trong năm 2009 để khẳng định vai trò của mình. Thu nhập bình quân của ngời lao động tăng qua các năm với tốc độ tăng năm 2008 so với 2007 là 22% và năm 2009 so với năm 2008 là 22%. Đóng góp cho xã hội cũng rất mạnh thể hiện trách nhiệm xã hội của HANDICO trong từng công trình xây dựng cũng như trong các hoạt động từ thiện.

2.1.1.2. Đặc điểm mô hình tổ chức và quản lý của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.

- Hội Đồng Thành Viên của Tổng công ty gồm 5 thành viên do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định bổ nhiệm có chức năng quản lý hoạt động của

Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự hoạt động của Tổng công ty theo nhiệm vụ của UBND thành phố giao.

- Ban kiểm soát: gồm có năm thành viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật và điều lệ Tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của Hội Đồng Quản Trị.

- Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Thành viên, trước Chủ tịch UBND thành phố, trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.

- Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Hiện nay có năm Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau do Tổng Giám đốc phân công, các phó Tổng Giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả công việc của lĩnh vực hoạt động được phân công, liên hệ trực tuyến với các phòng ban chức năng của Tổng công ty.

* Các phòng ban chức năng

a. Phòng Tổ chức lao động (P6).

+ Chức năng:

-Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty về công tác tổ chức bộ máy, công tác quy hoạch cán bộ, tổ chức cán bộ của công ty mẹ - Tổng công ty và công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, định biên tổ chức nhân sự, sắp xếp theo mô hình chuẩn hoá từ cơ quan công ty mẹ - Tổng công ty đến các đơn vị phụ thuộc trình Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên Tổng công ty.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác tổ chức lao động tiền lương theo tháng, quý, năm của Công ty mẹ - Tổng Công ty và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên Công ty mẹ - Tổng Công ty.

- Phối hợp với Phòng Đầu tư quản lý vốn Tổng Công ty tham mưu công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

+ Nhiệm vụ:

Công tác tổ chức:

- Nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo Tổng Công ty kế hoạch, biện pháp trong công tác tổ chức Công ty mẹ - Tổng Công ty.

- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh Công ty mẹ. Giúp Tổng Giám đốc Tổng Công ty chuẩn bị hoặc thẩm định các đề án về tổ chức bộ máy của Công ty mẹ trước khi trình Thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng thành viên Tổng Công ty xem xét, quyết định.

- Tham mưu đề xuất với Lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác cổ phần hoá, phương án lao động, điều lệ tổ chức hoạt động Công ty mẹ - Tổng Công ty, các doanh nghiệp thành viên theo các quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu theo dõi việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đổi tên các đơn vị thành viên trong Công ty mẹ - Tổng Công ty.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng Công ty về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế, quy định quản lý nội bộ trong Tổng Công ty và hướng dẫn các đơn vị phụ thuộc thực hiện.

Công tác cán bộ:

- Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng Công ty về công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ của Tổng Công ty.

- Giúp việc Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong công tác chuẩn bị hoặc thẩm định các đề án về tổ chức cán bộ trước khi trình Thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng thành viên Tổng Công ty xem xét, quyết định.

- Hàng năm tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tổng Công ty tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội quản lý.

- Tham mưu để Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển và bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ ở từng cấp trong Công ty mẹ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo toàn Tổng Công ty.

- Lập kế hoạch sử dụng lao động trong phạm vi toàn Công ty mẹ - Tổng Công ty (kể cả công tác theo dõi, thống kê lao động, đánh giá hiện trạng năng lực, trình độ của lao động).

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ theo quy định của Tổng Công ty tại Quy chế tuyển dụng cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan Tổng Công ty.

- Phối kết hợp với Phòng Đầu tư quản lý vốn tham mưu cho Tổng Giám đốc trình Hội đồng thành viên Tổng Công ty cử người đại diện quản lý vốn tại doanh nghiệp khác.

- Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty về công tác tổ chức cán bộ, các công tác có liên quan, soạn thảo Quyết định trình Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ký.

Công tác bảo vệ an ninh nội bộ:

- Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng Công ty để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Giúp Lãnh đạo Tổng Công ty để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tham mưu cho Lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác phòng chống tham nhũng, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Làm công tác ngoại vụ, theo dõi, thống kê cho các đồng chí cán bộ đi công tác nước ngoài.

- Lưu giữ, bảo quản hồ sơ cán bộ, nhân viên Công ty mẹ - Tổng Công ty và Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị phụ thuộc, Công ty con của Tổng Công ty theo quy định của pháp luật.

Công tác tiền lương, chế độ chính sách cho người lao động:

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)