Tạo điều kiện triển khai các công cụ phái sinh tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình logistic đo lường xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 50)

5. Bố cục của nghiên cứu

2.3.1.3Tạo điều kiện triển khai các công cụ phái sinh tín dụng

Một trong những công cụ phái sinh tín dụng chủ yếu được nhiều nước trên Thế giới sử dụng là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS).

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, còn được gọi là hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, ban đầu là một dạng bảo hiểm dành cho trái phiếu tồn tại dưới hình thức một khoản nợ được chứng khoán hoá.

CDS là một loại chứng khoán phái sinh và có thể so sánh với hợp đồng bảo hiểm ở chỗ đây là một thoả thuận hoán đổi rủi ro. Người mua CDS trả cho người bán

một khoản phí để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng, xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Phí CDS thường có liên hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín dụng của bên đi vay, và được tính theo tỷ lệ phần trăm hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng.

Cách thức thực hiện CDS: hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau hai dòng tiền, người mua trả cho người bán dòng phí CDS hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng; người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền bảo hiểm rủi ro sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra, ngược lại, sẽ bằng giá trị khoản cho vay được bảo hiểm.

Tuy đã được nhiều nước trên Thế giới áp dụng nhưng công cụ này chưa phát triển tại Việt Nam. Việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình hoán đổi rủi ro tín dụng. Đây là một xu thế tất yếu mà các NHTM Việt Nam sẽ hướng tới vì hoán đổi tín dụng là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình logistic đo lường xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 50)