5. Bố cục của nghiên cứu
2.1.2 Nghiên cứu về xác suất vỡ nợ của các công ty niêm yết tại thị trường Chứng
Ngày 19/12/1990, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải được thành lập, theo sau đó là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Vì nhiều lý do khác nhau, các doanh nghiệp niêm yết rơi vào vấn nạn tài chính ngày càng nhiều, điều này đặt vấn đề cần thiết phải có một phương thức nào đó để nhận diện rủi ro tiềm ẩn trước khi một doanh nghiệp rơi vào tình hình tài chính tệ hại hơn.
Hai tác giả Zhu Kong-Lai và Li Jing-jing sử dụng kỹ thuật hồi quy Logistic và kỹ thuật phân tích sự khác biệt (Discriminant Analysis) để đo lường xác suất vỡ nợ của các công ty có niêm yết tại thị trường Trung Quốc. Từ báo cáo tài chính năm 2009 của 130 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, các tác giả tính toán đưa vào mô hình 14 biến (chỉ số), được phân thành 05 nhóm như sau: nhóm chỉ báo hiệu quả, nhóm chỉ báo khả năng thanh toán; nhóm chỉ báo hoạt động; nhóm chỉ báo tăng trưởng và nhóm chỉ báo về cấu trúc vốn.
Nghiên cứu đưa ra kết quả cùng một số điểm lưu ý chính:
- Mô hình Logistic cho kết quả dự báo tốt hơn so với phương pháp phân tích sự khác biệt.
- Ứng dụng của mô hình không chỉ cần thiết cho các nhà đầu tư mà còn rất hữu dụng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đề ra trước các kế hoạch nhằm hoá giải nguy cơ suy sụp tài chính.
- Nghiên cứu vấp phải các hạn chế như sau: Thứ nhất, một số dữ liệu trong báo cáo tài chính có thể chưa phản ánh đúng tình trạng tài chính của doanh nghiệp (thông tin chưa hoàn toán chính xác); Thứ hai là hạn chế về số lượng mẫu; Thứ ba là nghiên cứu chưa phân biệt các công ty theo từng ngành nghề.