Phương án định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 78)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4.2. Phương án định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh

Phương án định hướng được dựa trên căn cứ các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về TTX đã được ban hành; Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch không gian TP. Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Các Nghị quyết, Quyết định của các cấp chính quyền TP. Hải Phòng.

Các căn cứ chủ yếu bao gồm:

1. Định hướng không gian theo một số quy hoạch vùng Đông Bắc Bắc Bộ

- Định hướng tổ chức không gian vùng biển và ven biển phía Bắc bao gồm 23 huyện của 5 tỉnh có biển từ Quảng Ninh bắt đầu từ Móng cái đến hết bờ biển tỉnh Ninh Bình theo Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

- Định hướng phát triển không gian vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

- Phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 theo Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

2. Định hướng tổ chức không gian theo một số quy hoạch của Chính phủ và TP. Hải Phòng

- Định hướng tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát triển kinh tế biển TP. Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Đề án số 1843 /ĐA-UBND ngày 17/4/2009 của UBND TP. Hải Phòng

- Đề án tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 TP. Hải Phòng (Được thông qua tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP. Hải Phòng khóa 14).

- Phát triển các đô thị mới giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2025 theo Đề án số 8273/ĐA-UBND ngày 01/12/2012 của UBND TP. Hải Phòng

- Định hướng phát triển không gian xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP. Hải Phòng đến năm 2025 theo Quyết định 1438/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

- Quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2025.

- Định hướng qui hoạch phát triển các ngành dịch vụ chủ lực TP. Hải Phòng đến năm 2020

- Phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 (đề án kèm theo tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 05/12/2006 của UBND TP. Hải Phòng).

3. Định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX theo các tiểu vùng

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo các ngành và các trọng điểm kinh tế thì việc phát triển theo lãnh thổ là hết sức quan trọng, nó tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các khu vực trên toàn bộ địa bàn, dựa vào các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, tính liên kết tổng thể KTXH, khả năng kết nối hạ tầng, đặc biệt là kết quả đánh giá, phân tích SWOT các vấn đề tăng trưởng xanh KTXH và phát triển bền vững các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng. Định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX khu vực nghiên cứu được đề xuất theo các phương án như sau:

a) Định hướng tổ chức không gian Tiểu vùng I (Tiểu vùng trung tâm hành chính Ngô Quyền – Hồng Bàng)

Tiểu vùng này có nền tảng phát triển lâu đời, dân cư đông đúc, kinh tế - thương mại sầm uất, nơi tập trung các cơ quan chính trị - văn hóa của TP. Hải Phòng, các trường đại học, viện nghiên cứu,... Định hướng phát triển không gian khu vực thành trung tâm chính trị - hành chính của thành phố kết hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại trên cơ sở giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị thành hạt nhân động lực - lõi đô thị của 7 quận nội thành TP. Hải Phòng.

74

Bảng 3.8 Định hướng tổ chức không gian Tiểu vùng I (Tiểu vùng đô thị trung tâm Hành chính Ngô Quyền – Hồng Bàng)

Ký hiệu Định hướng không gian Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường

Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh

I.1

Định hướng không gian khu đô thị sinh thái dọc sông Cấm, khu công nghiệp vừa và nhỏ tại Phường Quán Toan, Sở Dầu và một phần diện tích Phường Thượng Lý giới hạn dọc phố Bạch Đằng.

- Phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. - Tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn.

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh dọc sông Cấm.

- Xây dựng quy chế cộng đồng dân cư đô thị sống thân thiện với môi trường khu vực có nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông qua địa bàn.

I.2

Trên cơ sở các trục giao thông đô thị: Quốc lộ 5, đường Hà Nội, đường Vành đai II, ngã tư Bạch Đằng, trục đường Hùng Vương Phường Trại Chuối và Thượng Lý, định hướng không gian đô thị thành khu trung tâm thương mại dịch vụ cao tầng, các tổ hợp đa chức năng.

- Phát triển thương mại và dịch vụ đô thị. - Cải tạo và mở rộng hồ điều hòa Trại Chuối góp phần giải quyết vấn đề xử lý nước thải vệ sinh môi trường khu vực trung tâm thành phố. - Là khu đông dân nhất quận Hồng Bàng, vấn đề xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, y tế cần được quan tâm lồng ghép trong các chương trình quy hoạch, phát triển không gian tại khu vực.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Khuyến khích đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển xử lý chất thải. - Quy hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển đô thị

I.3

Bố trí khai thác triệt để không gian khu vực ven sông Tam Bạc và sông đào Thượng Lý Phường Hạ Lý để xây dựng cảnh quan các khu đô thị khu cây xanh ven sông; phát triển không gian khu đóng tàu Bạch Đằng thành trung tâm dịch vụ đa chức năng

- Ưu tiên tập trung cho các hoạt động phát triển dịch vụ hàng hải và công nghiệp đóng tàu, dịch vụ thương mại, du lịch sông nước.

- Bố trí hợp lý quỹ đất để phát triển cây xanh tại các khu đô thị, các tuyến đường và ven sông.

- Quy hoạch đô thị ven sông với các điểm nhấn về hình thái kiến trúc, có khả năng kết nối các khu chức năng của đô thị.

- Quy hoạch KCN đóng tàu cần đảm bảo tỷ lệ đất cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước nước thải, chất thải đạt yêu cầu về quy chuẩn

75

Ký hiệu Định hướng không gian Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường

Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh

môi trường theo qui định về xử lý nước thải, rác thải...

I.4

Bố trí khai thác triệt để không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm hành chính thành phố theo trục dọc không gian các Phường Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung và Phường Phạm Hồng Thái thành khu đô thị ven sông Cấm, sông Rế, sông Tam Bạc, Lạch Tray.

- Hoạt động kinh tế chủ đạo của vùng này là phát triển các mô hình đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và bảo vệ môi trường đô thị (Thu gom xử lý rác thải đô thị).

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường vùng, gắn với việc quản lý, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước ở các lưu vực sông trong vùng và các vùng khác.

Xem xét cân nhắc các đề xuất không dùng đường Nguyễn Tri Phương cho giao thông công nghiệp mà bố trí không gian xây dựng một đường tránh khác nằm ngoài ranh giới đô thị để xâu chuỗi các khu công nghiệp, tạo các cầu vượt qua ga đường sắt để tăng kết nối phía Nam và Tây Nam vào khu trung tâm, giảm lượng khí CO2 của các phương tiện xuống 20% so với hiện nay.

I.5

Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan không gian đô thị, vườn hoa, cây xanh Trung tâm Thành phố khu Hồ Tam Bạc, dọc trục đường Quang Trung, Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Đức Cảnh, Trần Phú để tạo thêm giá trị thẩm mỹ các công trình kiến trúc đô thị khu vực.

- Khai thác triệt để lợi thế mặt nước, cảnh quan xung quanh hồ để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân khu vực và thành phố.

- Có chính sách kích cầu, khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động thương mại du lịch, tham quan.

- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

- Quy hoạch sử dụng hợp lý đất đô thị xung quanh khu vực hồ và theo hướng tăng cường diện tích cây xanh đô thị.

I.6

Quy hoạch không gian các công trình dịch vụ thương mại, tổ hợp đa chức năng cao tầng tại các nút giao thông Ngã Sáu Máy Tơ, nút giao giữa trục đường Lê Hồng Phong và đường 13 – 5 khu vực Phường Máy Tơ (Ngô Quyền) tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị.

- Hoạt động kinh tế tập trung vào việc phát triển các mô hình đô thị cao tầng, trung tâm thương mại và các dịch vụ công cộng và bảo vệ môi trường đô thị.

- Tôn trọng tối đa hệ thống cây xanh của khu vực.

- Tổ chức chuẩn hóa quy hoạch hệ thống giao thông; tăng cường hệ thống giao thông công cộng, phấn đấu giảm 20% lượng phát thải khi CO2.

- Quy hoạch phát triển giao thông công cộng đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm

76

Ký hiệu Định hướng không gian Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường

Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh thiểu khí CO2.

I.7

Phát triển hệ thống không gian trung tâm đô thị hành chính tại các địa điểm hiện có thuộc các phường Lương Khánh Thiên, Cầu Đất (Ngô Quyền) và dọc các đường Hoàng Văn Thụ - Cầu Đất.

- Hoạt động kinh tế tập trung vào việc phát triển các mô hình đô thị cao tầng, trung tâm thương mại và các dịch vụ công cộng bảo vệ môi trường đô thị.

- Cải tạo hệ thống cấp thoát nước, giảm thiểu tối đa úng ngập khi có mưa lớn.

Công tác lập quy hoạch các khu đô thị cần chú trọng việc chọn vị trí thích hợp, cách ly với các KCN, đặc biệt phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bố trí không gian các khu chức năng hợp lý, rõ ràng, phù hợp với quy định BVMT chung của thành phố.

I.8

Định hướng không gian nơi cảng cũ dời đi, dùng quỹ đất khu vực này xây dựng quảng trường, công viên ven sông, trung tâm tài chính thương mại, các tổ hợp đa chức năng, cung hội nghị hội thảo, khách sạn, nhà hàng lớn, công trình văn hóa du lịch, công cộng,...

- Quy hoạch bến tàu khách du lịch tại vị trí cảng Hoàng Diệu, nâng cấp cảng cửa Cấm trở thành cảng khách nội địa phục vụ toàn thành phố và vùng duyên hải Bắc Bộ.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ có giá trị để cung cấp cho thành phố.

- Khu trung tâm tài chính thương mại này không phải là nơi khuyến khích xây nhà ở mà là trung tâm nén của các nhà văn phòng cao tầng, các khách sạn lớn nhất thành phố không nên bị tản mát ra xa trung tâm mà nên được khuyến khích đặt ngay tại đây.

- Quy hoạch theo hướng tăng cường diện tích cây xanh khu vực.

I.9

Định hướng tổ chức không gian các công trình nhiều tầng thành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ phát triển KTXH Thành phố và các địa phương vùng Đồng bằng Sông Hồng tại các Phường Cầu Tre, Vạn Mỹ, Lạc Viên, Đông Khê (Ngô Quyền).

- Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và hạ tầng kỹ thuật phụ trợ phục vụ các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Cải tạo hệ thống cấp thoát nước giảm thiểu tối đa úng ngập khi có mưa lớn.

- Hạn chế phát triển đô thị, giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử và công trình kiến trúc có giá trị.

- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng tỷ lệ cây xanh, xây dựng một số nhà cao tầng ở một số vị trí thích hợp nhưng không làm ảnh hưởng

77

Ký hiệu Định hướng không gian Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường

Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh

lớn đến kiến trúc cảnh quan.

I.10

Định hướng tổ chức không gian đô thị, thương mại, dịch vụ cao cấp tương tự khu nhà ở Nam Phát, làng quốc tế Hướng Dương thuộc địa phận các Phường Gia Biên, Quốc Bình theo trục đường Lê Hồng Phong.

- Kinh tế vùng tập trung phát triển các mô hình tổ hợp trung tâm thương mại, đô thị văn phòng, căn hộ cao cấp cho thuê và dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm diện tích cây xanh đô thị.

- Quy hoạch trục không gian giao thông dẫn hướng bằng việc trồng cây xanh và bố trí các công trình nhiều tầng ở hai bên trục đường Lê

Hồng Phong.

I.11

Định hướng trục không gian giao thông dẫn hướng bằng việc trồng cây xanh và bố trí các công trình nhiều tầng ở hai bên trục đường Lạch Tray, sử dụng lợi thế của không gian xanh tự nhiên khu vực Hồ An Biên, Hồ Quần Ngựa Phường Lê Lợi, Phường Lạch Tray để phát triển thành chuỗi không gian công cộng với các công trình văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch,...

- Khai thác triệt để lợi thế mặt nước, cảnh quan xung quanh khu vực Hồ để xây dựng phát triển các loại hình vui chơi giải trí cho người dân khu vực và thành phố.

- Có chính sách kích cầu, khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động thương mại du lịch, tham quan, phục vụ tham quan và du lịch.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án phát triển KTXH khu vực.

- Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh trong các quy hoạch, các đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội khu vực.

- Chú trọng bảo vệ môi trường nước, không khí, chất thải rắn và chât thải nguy hại

78

b) Định hướng tổ chức không gian Tiểu vùng II (Tiểu vùng đô thị công nghiệp và dịch vụ biển Hải An)

Định hướng tổ chức không gian trong tiểu vùng này theo hướng hình thành các khu trung tâm kinh tế biển mạnh, trung tâm công nghiệp mũi nhọn - dịch vụ biển của thành phố để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ cảng biển, dịch vụ hậu cần logistics, giảm dần tỷ trọng CN-DV tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Bảng 3.9 Định hướng tổ chức không gian Tiểu vùng II (Tiểu vùng đô thị công nghiệp và dịch vụ biển Hải An)

Ký hiệu Định hướng không gian Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và

bảo vệ môi trường

Lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh

II.1

Định hướng phát triển không gian đô thị theo hệ thống giao thông đường 356 đoạn 2A từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ và nút giao thông Ngã ba nối với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc các Phường Đằng Hải, Nam Hải, Đông Hải.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển theo hướng theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

- Tập trung phát triển đô thị hướng ra phía biển trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 78)