6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.3. Đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường
a) Kết quả và những lợi thế
Việc thành phố đã cụ thể hoá và ban hành nhiều cơ chế, chính sách về công tác BVMT đã góp phần tăng cường công tác BVMT trên địa bàn. Chỉ thị số 32/CT - UBND ngày 07/11/2012 của UBND TP. Hải Phòng về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hải Phòng thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng trong các hoạt động BVMT và phát triển bền vững.
b) Nguy cơ và thách thức bảo vệ môi trường
Công tác quản lý Nhà nước về BVMT các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng đang đối mặt với những thách thức không nhỏ:
(1) Các quận ven biển là khu vực được dự báo bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.
(2) Sức ép đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, hoàn thành giai đoạn CNH - HĐH thành phố trước năm 2015 theo hướng phát triển bền vững trước sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, CNH, HĐH nhanh.
(3) Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, chậm đổi mới công nghệ.
(4) Tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu, phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, vận chuyển chất thải xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, phức tạp.
(5) Môi trường nước mặt và ngầm có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt cao, đặc biệt là 3 nguồn nước chủ yếu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố (sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế) và nước ngầm ở Đồ Sơn.
(6) Nguy cơ xuất hiện điểm nóng về môi trường trên địa bàn thành phố tăng, đặc biệt tại các cụm công nghiệp, làng nghề; chất thải phát sinh chưa được quản lý có hiệu quả, đảm bảo xử lý triệt để theo quy trình, quy chuẩn,...