Hệ phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 27)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa:

Những dữ liệu, tài liệu và các văn bản pháp lý cũng như những bài báo, tạp chí thu thập được trong và ngoài nước về khu vực nghiên cứu cũng như các tài liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong những năm gần đây được sử dụng giúp làm rõ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong đề xuất giải pháp.

- Các phương pháp khảo sát trên thực địa:

Được sử dụng nhằm thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết thông qua bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn, thảo luận trực tiếp tại thực thực địa, lấy ý kiến phản hồi về dữ liệu, phương án.

Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats). Điểm mạnh và điểm yếu là sở trường và sở đoản là những yếu tố hệ thống tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của các không gian được tổ chức. Trong khi, cơ hội và rủi ro là các yếu tố tồn tại bên ngoài hệ thống tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị các không gian được tổ chức. Cơ hội và rủi ro xuất phát từ yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, hay văn hóa. Phân tích SWOT nhằm vào việc đánh giá và xác định thách thức - cơ hội - điểm mạnh - điểm yếu trong định hướng tổ chức không gian.

- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia:

Quá trình tham vấn được thực hiện ở 2 cấp quản lý Nhà nước về môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng. Bản đồ phân vùng chức năng, bản đồ tổ chức không gian và các bảng nội dung thuyết minh sau khi xây dựng được gửi cho một số chuyên gia ở cấp Bộ và cấp Sở xem xét, đánh giá và góp ý. Các nội dung tham vấn đề cập tới tính phù hợp về cơ sở pháp lý và tính xác thực đối đối với điều kiện thực tiễn địa phương của bản đồ định hướng TTX.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS):

Phương pháp được sử dụng tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trong không gian lãnh thổ TP. Hải Phòng. Phương pháp cho phép sử dụng bản đồ nghiên cứu trên thực địa và lập bản đồ chuyên đề. Phần mềm được sử dụng để thành lập các bản đồ chuyên đề là MapInfo 10.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 27)