Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 28)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.3. Các bước nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Thu thập các tài liệu về TTX ở trong và ngoài nước, điều kiện tự

nhiên, KTXH, về mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển KTXH, phát triển đô thị, BVMT; số liệu thống kê kết quả phát triển KTXH các năm, các giai đoạn phát triển của khu vực nghiên cứu; các định hướng phát triển chung của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, của TP. Hải Phòng, các bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch không gian…

- Bước 2: Điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu. - Bước 3: Phân vùng chức năng dự trên các tiêu chí tổng hợp

- Bước 4: Đề xuất định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX các quận

Chương 2 - PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC QUẬN

VEN BIỂN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu vực nghiên cứu gồm 5 quận nội thành ven biển thuộc TP. Hải Phòng là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn. Các quận nằm ở phía đông nam của thành phố, có vị trí địa lý trong khoảng 20°40’66” - 20°52’98” vĩ độ Bắc và 106°37’14” - 106°48’57” kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Thủy Nguyên, phía Tây Bắc giáp huyện An Dương, quận Lê Chân, phía Tây Nam

giáp huyện Kiến An, Kiến Thụy và phía Đông là biển Đông (hình 1.1). Khu vực

nghiên cứu có tổng diện tích khoảng 218,6 km2, bao gồm 45 phường chiếm 14,39% diện tích toàn thành phố. Vị trí địa lý tạo cho khu vực nghiên cứu nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội. Nằm ở dải ven biển, khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng, bao gồm các tuyến đường bộ (điển hình là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng), đường thuỷ (với mật độ cảng lớn như cảng Chùa Vẽ, cảng Cửa Cấm, cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác), đường sắt (từ ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ) và đường hàng không (sân bay Cát Bi). Địa bàn các quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triệu đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Các đặc điểm trên là lợi thế quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội (điển hình là các hoạt động phát triển cảng biển, khu công nghiệp ven biển, đô thị...) của các quận ven biển nói riêng và TP. Hải Phòng nói chung. Địa hình khu vực có tính phân bậc thể hiện xu hướng thấp dần về phía nam. Theo Nguyễn Đức Đại (1996), khu vực Hải Phòng có 4 kiểu địa hình chính: núi đá vôi, đồi núi thấp, đồi núi sót và đồng bằng. Các quận ven biển chủ yếu là địa hình đồng bằng ven biển có độ cao từ 2-10 m, cao ở phía tây bắc, bắc và thấp dần về phía nam, đông nam tới bờ biển.

Trong khu vực có các hệ thống đứt gãy tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại với 3 hướng chủ đạo: tây bắc - đông nam; đông bắc - tây nam và á vĩ tuyến. Các thành tạo địa chất ở khu vực nghiên cứu được chia thành: các thành tạo đá gốc trước Đệ Tứ và các trầm tích Đệ Tứ. Trong đó, các thành tạo trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là trầm tích Đệ tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau: biển, biển - sông, sông biển, đầm lầy - biển, hồ - đầm lầy. Trầm tích phổ biến là các loại hạt mịn như bùn, bột, sét bột, màu tím, xám đen, xám nâu thùy thuộc vào từng loại nguồn gốc. Tại huyện Thủy Nguyên

24

sát thấy các dải đồi đá phiến sét chiếm ưu thế. Các dải đồi thành tạo trên đá phiến sét có dạng sót này nằm trong đất liền và các dải hẹp xen kẽ với đá vôi, chủ yếu được hình thành trên đá sét thành phần chính là các hạt sét có đường kính <0,01mm, ngoài khoáng sét còn có sắt, canxi,... bị ép lại tạo thành từng lớp khá rõ rệt. Đá chịu sự phong hoá mạnh của các yếu tố tự nhiên nên đất hình thành do sản phẩm phong hoá của loại đá này tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, màu đỏ vàng, độ phì tự nhiên khá, bề mặt tương đối bằng phẳng, đường chia cắt không rõ, sườn phẳng hoặc hơi lồi, độ dốc trung bình 15-25o.

Bờ biển các quận nghiên cứu có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Về khí hậu, khu vực nghiên cứu mang những đặc trưng chung của thành phố Hải Phòng, hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô. Bình quân số liệu nhiều năm một số chỉ tiêu khí tượng cho thấy:

- Mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình đạt trên 25oC, mưa nhiều, lượng mưa tháng ổn định ở khoảng trên 100 mm. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Tổng tích ôn năm khoảng 8.500oC. Độ ẩm không khí trung bình năm 84%; tổng thời gian nắng 1690 giờ. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1500-1700 mm, nhưng phân bố không đều trong các tháng. Từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa trung bình tháng trên 170 mm và chiếm khoảng 76 - 80% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại có lượng mưa dưới 100 mm/tháng là những tháng thiếu ẩm.

- Bão hàng năm thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9. Bão kèm mưa lớn kéo dài hàng ngày với lượng 200-300 mm gây vỡ đê biển, gây nhiễm mặn hoặc ngập úng trên diện rộng.

- Gió mùa Đông- Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông- Bắc từ tháng 3 đến tháng 11 năm sau.

Khu vực nghiên cứu có mạng lưới sông dày đặc thuộc phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. Hầu hết các sông lớn trong khu vực đều là sông nhánh cấp 2 hoặc cấp 3 của hệ thống sông chung. Các sông lớn đều có cửa trực tiếp đổ ra biển và chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ. Chế độ dòng chảy ở mỗi sông phân bố không đều theo mùa: mùa lũ chiếm 75-85% lượng dòng chảy cả năm, trong đó 3 tháng 7,8,9 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 50-70%. Tổng lượng lũ lớn

nhất trên các triền sông đều tập trung vào tháng 7, 8 và 9, Lũ lớn nhất thường vào tháng 7 hoặc tháng 8, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm. Các sông lớn đều trực tiếp đổ ra biển nên việc thoát lũ khá thuận lợi.

Về chế độ hải văn, có thể thấy biển là yếu tố tác động thường xuyên đến nhiều quá trình hình thành đất ở Hải Phòng, góp phần hình thành nên nhóm đất mặn, đất phèn ven biển. Vùng biển Hải Phòng là nơi có chế độ nhật triều điển hình, trong nửa tháng có tới 11 ngày nhật triều (mỗi ngày có 1 lần nước lớn, 1 lần nước ròng) và 2,7 ngày bán nhật triều (hàng ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng) với mức nước triều lớn nhất ở Hòn Dáu là 4,0m, ở cảng Hải Phòng và Cát Bà là 4,3m; Bạch Long Vĩ là 3,9m và cảng Vạn Hoa là 5,0m. Đất Hải Phòng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Trước kia, thuỷ triều lên, nước biển tràn ngập vào một diện tích lớn đất liền. Sau này nhờ có hệ thống đê, đập, ảnh hưởng của nước biển giảm đi. Tuy nhiên thông qua các con sông, ảnh hưởng của nước biển có thể xâm nhập vào đất liền đến vài chục kilômet.

Do khu vực nghiên cứu có tốc độ đô thị hóa cao nhất trong toàn thành phố, do đó có thể thấy rằng các kiểu thảm thực vật tự nhiên không còn nhiều, chủ yếu phân bố ở huyện Thủy Nguyên và quận Đồ Sơn, bao gồm: thảm rừng thường xanh thứ sinh phân bố trong các khu bảo vệ cảnh quan thuộc các vùng đồi ở quận Đồ Sơn; thảm thực vật rừng trồng thông, keo, bạch đàn phân bố ở quận Đồ Sơn và huyện Thủy Nguyên; thảm rừng ngập mặn đa dạng và phong phú, phân bố dọc theo các cửa sông ven biển thuộc Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, ưu thế các loài cây chịu mặn thuộc họ đước (Rhizophoruceae), họ bàng (Comiretaceae). Ngoài ra, thảm cây trồng nông nghiệp chiếm diện tích tương đối lớn, hầu hết sử dụng trồng cây hàng năm. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Trong phạm vi các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng có thể kể tới một số dạng tài nguyên điển hình sau:

- Tài nguyên đất: Đất canh tác được hình thành phần lớn từ hệ thống sông

Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn. Trên diện tích đất canh tác có gần 50% diện tích có thể trồng 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu). Đất ngập nước ven biển khu vực nghiên cứu khá đa dạng về kiểu loại (8 kiểu), phổ biến là các kiểu: vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều kiệt, vùng nước cửa sông, bãi cát vùng gian triều, bãi bùn cát vùng gian triều, rừng ngập mặn và vùng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, các kiểu đất ngập nước còn lại chiếm diện tích không đáng kể.

Hình 2.2 Bản đồ đất thành phố Hải Phòng (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thành lập, 2005)

- Tài nguyên biển: Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển;

đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Tại các vùng triều ven bờ, các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Hải sản đa dạng và phong phú với khoảng 105 họ, số họ có từ 5 loài trở lên khoảng 20%. Thực vật biển chủ yếu tập trung ở một số bộ rong tảo, rong câu và thực vật phù du, trong đó có các loài thực vật biển có giá trị kinh tế cao như các loài rong câu, phân bố trên khu vùng triều giữa và độ sâu từ 0-1m. Hàm lượng Agar trong rong câu ở Đình Vũ và huyện Tiên Lãng tương đối cao. Sự suy thoái đa dạng sinh học ở vùng biển Hải Phòng gần

đây đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do môi trường sống của sinh vật bị biến đổi, bị ô nhiễm, bị săn bắt trái mùa, bằng các phương tiện huỷ diệt, khai thác trái phép,...

- Tài nguyên rừng: Khu vực nghiên cứu có diện tích rừng không lớn, nhưng

rừng ở đây (chủ yếu là rừng thông ở Đồ Sơn và rừng ngập mặn) có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và BVMT sống của người dân; với diện tích khoảng 17.000 ha trong đó có trên 200 ha rừng thông và keo ở quận Đồ Sơn nối tiếp nhau vươn ra biển dài đến 5 km, có giá trị cao về phong cảnh và môi trường sinh thái,…

- Tài nguyên khoáng sản: Khu vực nghiên cứu có các bãi cát lớn như cát sông

Đá Bạc, cửa Nam Triệu, nam đảo Đình Vũ, cửa Cấm chủ yếu là cát đen, lượng cát vàng rất hiếm, ngoài ra còn có một số sa khoáng như Titan - Ziriconi có trữ lượng nhỏ không đáp ứng như cầu khai thác.

2.2. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với sự phát triển KTXH của thành phố, nền kinh tế các quận ven biển tăng trưởng khá cao so với các khu vực khác. Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng trung bình đạt 23,5%/năm; tổng giá trị sản xuất tăng từ 1.033 tỷ đồng lên 7.378 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng giá trị các hoạt động dịch vụ thương mại: giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 15% đến 27%, giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng từ 25% đến 30%.

0,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00 30.000,00

Tổng GDP Nông lâm ngư nghiêp CN- XD Dịch vụ

Tỷ đồng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2011 Năm 2012

10,34% 36,03% 53,63% Thương mại - DV CN, Xây dựng Nông, Lâm, Thủy sản

Hình 2.3 Bảng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế các ngành giai đoạn 2003-2012

2.2.2. Hiện trạng và diễn biến trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản

a) Nông nghiệp

Theo tổng kiểm kê đất đai năm 2011, diện tích đất sản xuất nông nghiệp các quận nội thành ven biển là 3.088 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm đạt 3.461 ha năm 2011 giảm 9,5% so năm 2009. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa nước đạt 3.315 ha năm 2001 giảm 173 ha so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ có quận Đồ Sơn và quận Dương Kinh còn diện tích 3.346 ha gieo trồng cây lương thực có hạt với sản lượng 19.162 tấn. Quận Ngô Quyền không còn diện tích đất sử dụng trong

nông nghiệp. Các quận Hải An và Hồng Bàng sử dụng đất cho phát triển các khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 2.1. Thực trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)

Tổng số 2000 2005 2008 2009 2010 2011 1.023 1.586 3.270 3.194 3.200 3.088 Hồng Bàng 348 348 205 199 199 134 Ngô Quyền 65 25 6 - - - Hải An - 942 608 550 550 503 Đồ Sơn 610 271 961 962 961 961 Dương Kinh - - 1,490 1,483 1,490 1,490

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng đến năm 2012)

Trong giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,97%/năm, trong đó giá trị trồng trọt tăng 3,42%/năm, chăn nuôi tăng 8,87%/năm, dịch vụ trong nông nghiệp tăng 9,42%/năm (giá so sánh 1994). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 4,56%/ trong đó tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ (giá hiện hành) năm 2006: 103,11-106,03-109,35 (%), 2011: 101,68- 107,21-125,16 (%) và bình quân 5 năm (2006-2011) tỷ trọng tương ứng là: 101,83- 103,45-113,12 (%).

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So với năm 2011

Tổng giá trị nông nghiệp 9.550,28 10.003,21 104,74

- Trồng trọt 5.015,80 5.099,98 101,68

- Chăn nuôi 4.301,80 4.612,01 107,21

- Dịch vụ 232,68 291,22 125,16

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng đến năm 2012) b) Thủy hải sản

Nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nghiên cứu được định hướng phát triển theo hướng thâm canh. Diện tích các mặt nước ao hồ, ruộng trũng, bãi triều ngập mặn được khai thác triệt để vào nuôi trồng thuỷ sản nên diện tích nuôi thuỷ sản tăng nhanh trong các năm 2005-2008 (8,5%/năm); đạt khoảng 2.705 ha mặt nước nuôi trồng năm 2008 và có khuynh hướng chững lại sau năm 2008, đạt 2.279 ha năm 2010 và năm 2011 đạt 2.289 ha.

Bảng 2.3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (ha) Các quận 2000 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng 213 2.318 2.705 2.307 2.279 2.289 Hồng Bàng - - - - - - Ngô Quyền - - - - - - Hải An - 2,157 1,727 1,498 1,472 1,472 Đồ Sơn 213 161 385 385 412 418 Dương Kinh - - 593 424 395 399

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng đến năm 2012)

Nghề đánh bắt bao gồm hai loại hình đánh bắt ven bờ và nội địa chủ yếu là sử dụng các phương tiện nhỏ. Hiện nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản hiện còn một số hạn chế cần khắc phục như: hệ thống cấp và tiêu nước nuôi thuỷ sản theo các loại hình nuôi chưa ổn định, ứng dụng công nghệ kỹ thuật nuôi trồng chưa thật sự chắc chắn, còn nhiều vấn đề về độ bền vững của nuôi trồng, khai thác chưa được giải quyết, tín dụng cho phát triển thuỷ sản còn ít, năng suất đánh bắt có khuynh hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 28)