Xuất phương án định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 75)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4. xuất phương án định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng

PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG XANH

3.4.1. Dự báo thay đổi về kinh tế xã hội và môi trường tại các tiểu vùng

a) Dự báo thay đổi về kinh tế xã hội

Trong phạm vi đề tài, dự báo thay đổi KTXH trong các tiểu vùng được căn cứ vào dự báo chung phát triển KTXH TP. Hải Phòng từ nguồn công báo Hải Phòng (năm 2011, 2012, 2013). Sau đó, các số liệu được điều chỉnh tính toán cụ thể cho các tiểu vùng.

b) Dự báo xu thế ô nhiễm môi trường và các vấn đề ưu tiên

Xu thế ô nhiễm môi trường được dự báo căn cứ vào báo cáo kết quả nghiên

cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và xác định các vấn đề ưu tiên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng” do Sở Khoa học và Công nghệ Hải

Phòng thực hiện năm 2012. Dựa trên các kết quả đã công bố, đề tài tiến hành xử lý số liệu và xác định các vấn đề môi trường theo các tiểu vùng có những thay đổi cụ thể như sau:

- Xu thế ô nhiễm chất lượng nước vùng bờ biển: Hàm lượng dầu trong nước

sẽ gia tăng là hậu quả của phát triển cảng biển và hoạt động du lịch. Nhóm các chất hữu cơ, dinh dưỡng trong nước cũng sẽ gia tăng mạnh do sự phát triển của nông nghiệp (chăn nuôi) và sinh hoạt, du lịch. Sự gia tăng lượng dầu mỡ và chất hữu cơ cũng sẽ kéo theo sự thiếu hụt ô xy hòa tan trong nước. Dầu trong chất thải sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến, thải lượng nitơ và phospho từ các nguồn công nghiệp cũng sẽ tăng 11,2 lần và 1,7 lần, tương ứng. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp đóng tàu, sắt thép, sơn cũng sẽ làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước, đặc biệt là Cu và Cd. Bên cạnh đó, hàm lượng của nhóm hóa chất độc hại PCBs trong nước biển cũng sẽ tăng cao do hậu quả của phát triển công nghiệp.

- Xu thế biến đổi chất lượng môi trường đất - trầm tích: Theo quy hoạch

BVMT các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng đến năm 2020, nước thải công nghiệp sẽ được thu gom và xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nếu quy hoạch BVMT thành công, nguồn gây ô nhiễm đất - trầm tích ven biển Hải Phòng sẽ giảm thiểu đáng kể và điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đất - trầm tích trong khu vực. Ngược lại, nếu quy hoạch BVMT của thành phố không đạt được thì

môi trường đất và trầm tích các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng sẽ phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm cao với các nhóm thông số như: ô nhiễm kim loại nặng và các hóa chất công nghiệp độc hại (PCBs, PAHs, phenol…), ô nhiễm dầu mỡ trong trầm tích.

- Xu thế biến động chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn: cùng với sự

phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế, môi trường không khí của TP. Hải Phòng được dự báo sẽ tiếp nhận nhiều chất ô nhiễm hơn. Đặc biệt là chất lượng môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm khí như SO2, NOx, CO, CO2, HC và bụi. Ngoài ra không khí còn bị ô nhiễm bởi hoạt động vận tải thuỷ, đóng tàu, sửa chữa tàu làm phát sinh các loại khói, hơi, bụi sơn, bụi gỉ kim loại, khói hàn, hơi xăng dầu làm ô nhiễm không khí xung quanh đặc biệt tại môi trường làm việc của công nhân lao động.

- Khả năng tích luỹ độc tố trong sinh vật và thực phẩm: Mức độ tích tụ của

các hợp chất chất độc hại là cơ clo (OCPs), Polychlorinated biphenyls (PCBs) và kim loại nặng trong các loài sinh vật là đáng báo động, đặc biệt là các kim loại nặng và các hợp chất PCBs. Với nồng độ các chất độc hại trong môi trường nước và trầm tích như hiện nay, dự báo nồng độ các chất độc như PCBs và kim loại nặng trong sinh vật biển sẽ tiếp tục tăng, nồng độ OCPs có xu hướng giảm. Sinh vật tại các khu vực cửa Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Bạch Đằng sẽ có nguy cơ ô nhiễm cao hơn

71

Bảng 3.7. Dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng của các tiểu vùng đến 2020

Chỉ tiêu

Tiểu vùng I Tiểu vùng II Tiểu vùng III Tiểu vùng IV

2010 2015 2020 2010 2015 2020 2010 2015 2020 2010 2015 2020 1. Diện tích (ha) 2.550,0 25.334, 81 25.334, 81 10.480 10.480 10.480 4.237,29 4.237,29 4.237,29 1.507,30 1.507,30 1.507,30 2. Dân số (nghìn người) 267,3 - 343,9 103,3 - 432,3 46,2 - 162,0 49,1 - 336,0

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên < 0,65 < 0,62 < 0,62 < 0,85 <

0,83% < 0,82 < 1 < 1 < 0,85 < 0,7 < 0,62 < 0,62 3. Tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân (%) 16,48 20,48 20,40 - 23,7 26.1 13,3 13,54 15,5 12,5 12,8 14,2

4. Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

- Công nghiệp - xây dựng 43,3 24,35 41,9 - 36,0 13,38 14,7 15,0 - 14,7 15,0

- Thương mại - Dịch vụ 53,02 64,6 75,50 49,1 - 63,5 70,29 76,9 80,2 - 76,9 80,2

- Nông, nghiệp - Thủy sản 0,15 9.81 - 0,5 16,33 8,4 4,8 - 8,4 4,8

5.Giá trị sản xuất gia tăng

(%) 20,98 23,45 19,43 19 20 22 - 15,1 19,0 - 15,1 19,0

5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo - - - - - - - 75% 90 % - - -

6. Cơ sở hạ tầng Khu đô thị loại 1 Khu đô thị loại 1 Khu đô thị loại 1 Khu đô thị loại 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố Hải Phòng (Trang 75)