Xác định hoạt độ thủy phân albumin 2% (w/v) của 5 loại protease thương phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cố định protease và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm (Trang 59)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & BIỆN LUẬN

4.1.2. Xác định hoạt độ thủy phân albumin 2% (w/v) của 5 loại protease thương phẩm

Mục đích thí nghiệm là xác định hàm lượng protein-enzyme trong 1 g thương phẩm, hoạt độ thủy phân, hoạt độ đông tụ sữa của các protease thương phẩm và là cơ sở tuyển chọn protease để cố định trên các chất mang khác nhau. Việc tuyển chọn chế phẩm protease cố định để ứng dụng thủy phân protein và đông tụ sữa sẽ dựa trên hiệu suất cố định protein-enzyme và hoạt độ của chế phẩm protease cố định trên các chất mang khác nhau. Các kết quả nghiên cứu được trình bày như sau:

4.1.1. Xác định hàm lượng protein-hòa tan của 5 loại protease thương phẩm

Xây dựng đường chuẩn albumin để xác định hàm lượng protein có trong các protease thương phẩm thí nghiệm. Các nồng độ albumin khác nhau được xác định giá trị ∆OD (λ = 660 nm) và sự tương quan giá trị OD với nồng độ albumin được thể hiện tại bảng 6.1 và đồ thị 6.1 của phần Phụ lục. Dựa vào công cụ vẽ đồ thị và các hàm số của Microsoft Excel đã xác định được phương trình đường chuẩn của albumin: y = 1,0757x – 0,0019 và phương trình này sẽ được chuyển đổi thành công thức C = (∆OD + 0,0019)/1,0757 dựa theo công thức 5 thuộc mục 3.2.12, công thức này dùng để xác định hàm lượng protein–enzyme có trong enzyme thương phẩm khi biết giá trị ∆OD tại λ = 660 nm.

Kết quả xác định hàm lượng protein–enzyme (mg) có trong 1 gprotease thương phẩm: 920 mg/gPepsin, 932 mg/gChymotrypsin, 908 mg/gBromelain, 940 mg/gMucorrennin và 868 mg/gFerment(số liệu trích từ bảng 6.2 của phần Phụ lục).

4.1.2. Xác định hoạt độ thủy phân albumin 2% (w/v) của 5 loại protease thương phẩm thương phẩm

Phương pháp và các công thức tính hoạt độ được trình bày ở mục 3.2.13. Kết quả xác định hoạt độ chung (HĐc) và hoạt độ riêng (HĐr) thủy phân

albumin 2% (w/v) của các protease được thể hiện bảng 4.1 (số liệu trích từ bảng 6.3 của phần Phụ lục) như sau:

Bảng 4.1: Hoạt độ chung và hoạt độ riêng của các protease

Protease HĐc (U/g-E)

HĐr

(U/mgPr-E) Protease

HĐc (U/g-E) HĐr (U/mgPr-E) Pepsin 118.070 128,34 Mucorrennin 5.985 6,37 Chymotrypsin 33.885 36,36 Ferment 8.450 9,74 Bromelain 26.585 29,30

Nhận xét: Qua kết quả thí nghiệm về khả năng thủy phân albumin 2% (w/v) của các protease khi dựa trên HĐc thì pepsin có HĐc cao nhất kế tiếp chymotrypsin, bromelain, ferment và cuối cùng là mucorrennin.

Kết quả thí nghiệm khá phù hợp với việc xếp loại theo chuẩn hoạt độ mà hãng MP Biomedicals (2004) đã công bố khi nghiên cứu các loại protease như neutralase, trypsin, chymotrypsin, pepsin và proteinase của Bacillus subtilis [54]. Đây là việc tuyển chọn protease thủy phân protein nhưng khi tuyển chọn protease cho tiến trình đông tụ sữa thì cần phải xác định hoạt độ chung đông tụ sữa (HĐcĐTS) và lấy tỷ số giữa HĐcĐTS trên HĐc thủy phân protein. Protease nào có tỷ số cao nhất thì mới đáp ứng tiêu chuẩn cho quá trình đông tụ sữa [29], [45].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cố định protease và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)