Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Long Long Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Long Long Hà Nội (Trang 39)

3 Lợi nhuận sau thuế 16.068.26 87.81.04 409.656

2.2.3.Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Long Long Hà Nộ

Long Hà Nội

2.2.3.1. Khái quát chung về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Long Long Hà Nội.

Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tắch hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu động từ đó thấy được các hạn chế cần khắc phục để vạch ra các phương hướng, giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để hiểu hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét việc xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty, và kết cấu vốn lưu động của công ty trong năm qua:

* Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014

Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động hợp lý tiết kiệm tránh bị ứ đọng vốn.Tuy nhiên ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khâu dự báo nhu cầu vốn lưu động vẫn chưa được chú trọng. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, em được biết công ty không tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động nên điều này đã làm cho công tác quản lý vốn lưu động gặp nhiều khó khăn: Công ty không chủ động trong việc huy động nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nên có những trường hợp thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Trước khi đi sâu tìm hiểu tình hình sử dụng vốn, ta cần có cái nhìn tổng quát về cơ cấu vốn lưu động trong những năm gần đây.

* Kết cấu vốn lưu động của công ty

Bảng 4. Kết cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-2013

ĐVT: Đồng( VNĐ)

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % TL %

1 Tiền, các khoản tương đương tiền 3.159.672.838 12,85 3.405.075.900 13,57 245.403.065 0,72 7,77

2 Các khoản phải thu 14.315.892.735 58,21 15.250.379.483 60,77 934.486.748 2,56 6,63

3 Hàng tồn kho 6.850.700.430 27,86 6.149.941.843 24,51 (700.758.587) (3,35) (10,23)

4 Tài sản ngắn hạn khác 266.838.482 1,09 290.032.975 1,16 23.194.493 0,07 8,69

5 Tổng cộng 24.593.104.482 100 25.095.430.201 100 502.325.719 2,04

Vốn lưu động của công ty cuối năm 2013 là 25.095.430.201 đồng, tăng so với năm 2012 là 502.235.719 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,04%. Cho thấy quy mô sản xuất của công ty tăng không nhiều trong năm 2013

Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty 2 năm 2012và 2013 cho thấy các khoản phải thu luôn lớn nhất. Năm 2012, các khoản phải thu của doanh nghiệp là hơn 14 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,21% trong tổng vốn lưu động. Năm 2013, các khoản phải thu tăng thêm gần 1 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,63%. Các khoản phải thu tăng là do trong năm công ty bán hàng khách chưa thanh toán ngay hết giá trị đơn hàng đồng thời phải đặt trước 1 số mặt hàng ẦCâc khoản phải thu khá lớn như vậy cho thấy trong năm công ty chưa có chắnh sách quản lý, thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng tốt.Trong năm tới công ty cần có chắnh sách thu hồi nợ tốt hơn. ...

Tỷ trọng hàng tồn kho cũng chiếm cơ cấu khá lớn trong tổng vốn lưu động. Năm 2012, hàng tồn kho là hơn gần 7 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 27,86% tổng vốn lưu động. Năm 2013, hàng tồn kho khoảng 6,1 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng là 24,51%. Trong năm 2013, hàng tồn kho giảm gần 0,8 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 10,23%., tỷ lệ giảm chưa cao nhưng điều này cho thấy trong năm công ty đã có chắnh sách bán hàng tốt hơn, tuy nhiên công ty nên có phương án kinh doanh hiệu quả hơn để tránh lượng hàng tồn kho lớn có thể gây ứ đọng vốn, làm chậm quá trinh kinh doanh.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 là 3,15 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 12,85% thì đến năm 2013 khoản mục này tăng lên không nhiều, khoảng 3,4 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng trong tổng vốn lưu động là 13,57%. Trong năm 2013, vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 245,403 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng là 7,77%, chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào tiền để đảm bảo cho hoạt động của công ty được tốt hơn.

Khoản mục tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2012, tài sản lưu động khác là 266.268.482 đồng, tỷ trọng 1,09% và đến năm 2013 là 290.032.975 đồng,chiếm 0,07%. Điều đó cho thấy công ty đã quan tâm đến việc giảm những tài sản ngắn hạn không cần thiết, tiết kiệm vốn lưu động.

Như vây, việc tăng lên của tài sản cho thấy trong năm qua, dù kinh tế suy thoái, tất cả các ngánh đều đang gặp rất nhiều khó khắn nhưng công ty đã không ngừng cố gắng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

2.2.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ:

ỚTình hình quản lý vốn bằng tiền:

Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề là tắnh lợi ắch và tắnh rủi ro.

Bởi nếu chấp nhận tắnh lợi ắch cao, lượng tiền dự trữ ắt thì rủi ro rất lớn. Ngược lại nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời.

Bảng 5. Tình hình vốn bằng tiền của công ty TNHH Long Long Hà Nội năm 2012- 2013

ĐVT: Đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) I Tiền 3.159.672.838 100 3.405.075.900 100 245.403.062 100 7,77 1. Tiền mặt 370.900.067 11,74 403.720.197 11,86 32.820.130 13,37 8,85 2. Tiền gửi ngân hàng 2.788.772.771 88,26 3.001.335.703 88,14 212.562.932 88,62 7,62

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Long Long Hà Nội)

Từ bảng số liệu ta thấy năm 2013, Số vốn bằng tiền tăng thêm 245,403 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 7,77 %. Trong đó tiền mặt tăng 32.,820 triệu đồng, tương ứng tăng 8,85%; Tiền gửi ngân hàng tăng 212,562 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 7,62%. Tiền gửi ngân hàng tăng là do trong năm công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhiều, vi thanh toán qua ngân hàng tiện lợi và nhanh chóng, có tắnh minh bạch cao. Tiền mặt tăng là do công ty muốn đẻ lại thanh toán một số nghiệp vụ nhỏ lẻ khi cần thiết phải sử dụng tiền mặt.

Để tìm hiểu kỹ hơn khả năng đảm bảo thanh toán qua vốn bằng tiền, ta xem xét bảng sau:

Bảng 6. Các hệ số khả năng thanh toán

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Số tuyệt đối (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 24.593.104.482 25.490.026.931 869.922.449 3,53 2 Nợ ngắn hạn VNĐ 16.529.083.409 16.870.830.900 341.747.491 2,10 3 Hàng tồn kho VNĐ 6.850.700.430 6.149.941.843 (700.758.587) (10,23) 4 Tiền VNĐ 3.159.672.838 3.405.075.950 245.403.112 7,77

5 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (5)=(1)/(2) Lần 1,51 1,50 (0,01) (0,66)

6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (6)=((1)-(3))/(2) Lần 1,07 1,15 0,08 6,95

7 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (7)=(4)/(2) Lần 0,19 0,20 0,01 5,26

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của công ty là tương đối cao, c năm 2012 là 1,51 lần và năm 2013 là 1,50 lần, có nghĩa là ở năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 1,51 đồng vốn lưu động để đảm bảo thanh toán. Năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,01 lần, tương ứng tỷ lệ tăng 0,66%. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tuy có giảm nhưng không đáng kể

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán thực sự của công ty, hệ số này ở năm 2012 là 1,07 lần còn đến năm là 1,15 lần. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty ắt gặp rủi ro nhất định trong khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Hơn nữa, đến năm 2013 hệ số này tăng so với năm 2012 0,08 lần tương ứng tỷ lệ giảm là 6,95% cho thấy tình hình tài chắnh của công ty tiến triển tốt.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn, gần như tức thời. Trong năm qua hệ số này của công ty tăng lên 0,01 lần tương ứng tỷ lệ tăng 5,26%, việc tăng lên của hệ số này là hợp lý vì trong gian đoạn khủng hoảng kinh tế đang lan rộng này, việc dự trữ tiền, đảm bảo an toàn tài chắnh để đối phó với những rủi ro bất thường là rất cần thiết.

Tóm lại, trong năm 2012 tuy vốn bằng tiền tăng lên, khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo tốt bởi vì hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm. Trong năm tới, công ty cần cải thiện khả năng thanh toán hiện thời để đảm bảo uy tắn và tránh rủi ro tài chắnh có thể xảy ra.

ỚTình hình quản lý các khoản phải thu:

- Phải thu liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của công ty, nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Quản lý các khoản phải thu đang trở thành một công cụ để chiến đấu trong cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Các khoản phải thu của công ty bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, và các khoản phải thu khác. Trong các khoản phải thu thì phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và là trọng tâm của công tác quản lý khoản phải thu, để theo dõi chi tiết các khoản phải thu, ta có bảng phân tắch:

Bảng 7.Cơ cấu khoản phải thu của công ty TNHH Long Long Hà Nội

ĐVT: Đồng (VNĐ)

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)

1 Phải thu của khách hàng 14.255.842.705 99,37 15.144.644.193 99,31 888.801.488 98,27 6,23

2 Trả trước cho người bán 90.050.030 0,63 105.735.290 0,69 15.685.260 1,73 17,42

Tình hình các khoản phải thu của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong năm qua. Cụ thể, năm 2013 khoản phải thu tăng 904.486.748 đồng so với năm 2012.

Trong đó, khoản phải thu của khách hàng tăng 888.801.488 đồng tương đương tỷ lệ tăng 6,23% và các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2012 là 14.255.842.705 đồng, chiếm 99,37%; Năm 2013 là 15.144.644.193 đồng chiếm 98,27%) như vậy, trong năm việc khách hàng chiếm dụng vốn tăng lên, tuy nhiên điều này sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, bằng chứng là doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm từ 54 tỷ đồng ( năm 2012) lên 55,5 tỷ đồng ( năm 2013).

Bên cạnh đó, trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nợ phải thu ngắn hạn của công ty: năm 2012 khoản trả trước cho người bán là 90.050.030 chiếm tỷ trọng 0,63% . Đến năm 2013 khoản này tăng lên 105.735.290 chiếm 0,69% tỷ trọng . Việc tăng các khoản trả trước cho người bán với giá trị không lớn này không có nghĩa là công ty không quan tâm đến nguồn cung cấp hàng hoá đảm bảo cho việc tăng doanh thu mà nó có nghĩa là công ty đã tạo được sự tin tưởng từ phắa các nhà cung cấp. Điều này cho thấy công ty đã nâng cao được uy tắn tắn dụng, cải thiện khả năng thanh toán.

Phân tắch trên cho thấy công tác thu hồi nợ phải thu khác của công ty trong năm qua chưa tốt làm ảnh hưởng đến các khoản phải thu của doanh nghiệp. Trong năm tới, doanh nghiệp cần tổ chức việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng được tốt hơn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bảng 8. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Đồng (VNĐ)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng VNĐ 59.610.828.075 62.710.985.250 3.100.157.175 5,00 2 Doanh thu có thuế (2)=(1)*1,1 VNĐ 65.571.910.880 68.982.083.780 3.410.172.895 5,20 3 Số dư khoản phải thu VNĐ 14.255.842.705 15.144.644.193 888.801.488 6,23 4 Số vòng quay khoản phải thu (4)=(2)/(3) Vòng 4,60 4,55 (0,05) (1,08) 5 Kỳ thu tiền bình quân (5)=360/(4) Ngày 78 79 1 1,28

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Long Long Hà Nội

Tình hình các khoản phải thu phụ thuộc vào chắnh sách tắn dụng của doanh nghiệp. Chắnh sách tắn dụng có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Chắnh sách này được coi như là mục tiêu tăng lượng hàng hóa tiêu thụ trong khuôn khổ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ làm tăng doanh lợi chodoanh nghiệp. Để đảm bảo sự an toàn giữa rủi ro và tắnh lợi ắch, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối với khách hàng, kết hợp với khả năng tài chắnh của doanh nghiệp đã xác định một sự an toàn thắch hợp. Ở đây chúng ta chỉ xét tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp, khả năng này thể hiện qua chỉ tiêu hệ số vòng quay các khoản phải thu.

Trong năm 2012, vòng quay các khoản phải thu là 4,60 vòng, nên tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tương đối tốt. Kỳ thu tiền trung bình là 78 ngày, đây là một biểu hiện tốt,.

So sánh năm 2013 và năm 2012 thì số vòng quay các khoản phải thu giảm 0,05 vòng, tương ứng tỷ lệ giảm là 1,08%, cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa được chú trọng. Đây có thể được coi là mặt yếu kém của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ phải thu.

* Tình hình quản lý hàng tồn kho.

Bảng 9. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Số tuyệt đối ( VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Giá vốn hàng bán VNĐ 52.969.319.091 55.950.780.230 3.298.146.1139 6,00 2 Hàng tồn kho bình quân VNĐ 6.640.550.396 6.500.321.137 (1.402.292.259) (2,11) 3 Vòng quay hàng tồn kho (3)=(1)/(2) Vòng 7,97 8,60 0,63 7,90 4 Số ngày chu chuyển (4)=360/(3) Ngày 45 41 4 (8,88)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán công ty TNHH Long Long Hà Nội)

Qua bảng trên cho thấy năm 2013, tốc độ chu chuyển hàng tồn kho nhanh hơn so với năm 2012: số vòng quay tăng 0,63 vòng, số ngày chu chuyển giảm lên 4 ngày. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty tăng lên.

Như vậy, ta nhận thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty so với năm trước có chiều hướng đi lên, hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng. Tóm lại, trải qua 1 năm với nhiều diễn biến trái chiều của nền kinh tế, công ty CP đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30 mặc dù đã có những cố gắng và nỗ lực nhất định trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, nhưng còn có nhiều khắa cạnh chưa hợp lý, cần được khắc phục trong thời gian tới.

ỚCác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu độn tại công ty TNHH Long Long Hà Nội

Bảng 10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 Số tuyệt đối TL% Số tuyệt đối TL% 1 Doanh thu thuần Đồng 54.219.542.454 59.610.828.075 62.710.985.250 5.391.285.621 9,94 3.100.157.17

5 5,20

2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 316.068.236 387.381.043 409.656.754 71.312.807 22,56 22.275.711 5,75 3 Vốn lưu động BQ Đồng 22.903.530.654 24.593.104.482 25.490.026.931 1.689.573.82 8 7,38 896.922.449 3,65 4 Vòng quay VLĐ(4)=(1)/(3) Vòng 2,37 2,42 2,46 0,05 2,11 0,04 1,65 5 Kỳ luân chuyển VLĐ(5)=360/(4) Ngày 152 148 146 (4) (2,63) (2) (1,35) 6 Mức tiết kiệm VLĐ Đồng 662.342.534 348.394.362 (313.948.172) (47,40)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Long Long Hà Nội (Trang 39)