Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Quế võ tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)

- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mớ

2.2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo

1. Theo thời hạn Ngắn hạn 185 386 167 199 174

2.2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo

Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo. Vốn tín dụng của Ngân hàng đã giúp nhiêu hộ ở các xã của huyện có cơ hội vê vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi tạo thêm nhiêu sản phẩm

Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng =

tham gia thị trường, từng bước tiếp cận phương thức sản xuất hàng hóa thay đổi tập quán canh tác cũ tự cấp, tự túc làm giàu nhanh chóng.

Bảng 2.13 : Các tiêu chí về hiệu quả sử dung vốn vay của hộ nghèo

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số hộ nghèo (hộ) 1.905 1.480 5.545

Hộ nghèo/tổng số hộ (%) 5,88 4,41 18,08

Số hộ nghèo được vay vốn (hộ) 1.810 2.588 5.143

Số hộ nghèo được vay vốn và thoát nghèo (hộ) 405 795 632

Số hộ nghèo được vay vốn và trả nợ (hộ) 1.197 1.526 2.465

Số hộ nghèo được vay vốn và thiếu nợ (hộ) 2.576 3.521 5.550

Nguồn số liệu: báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của phòng tín dụng

Năm 2010 số hộ nghèo của huyện là 1.905 hộ chiếm 5,88% trong tổng số hộ ở địa bàn huyện. Đến năm 2011 số hộ nghèo đã giảm xuống còn 1.480 hộ nghèo chiếm 4,41% trong tổng số hộ ở địa bàn huyện. Đến năm 2012 do áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 nên số hộ nghèo tăng lên 5.545 hộ nghèo chiếm 18,08% trong tổng số hộ ở địa bàn huyện. Và năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống, chiếm 14,09% trong tổng số hộ ở địa bàn huyện tương đương 4.788 hộ nghèo. Số hộ nghèo qua các năm giảm cho thấy hộ nghèo đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của mình.

Số hộ vay năm 2010 là 1.810 hộ trong đó có 405 hộ thoát nghèo. Đến năm 2011 số hộ vay tăng lên 2.588 hộ trong đó có 795 hộ đã thoát nghèo. Và đến năm 20012 có 5.143 hộ nghèo được vay vốn trong đó có 632 hộ thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo qua các năm tuy tăng nhanh nhưng chưa bên vững, vì vậy Ngân hàng phải tiếp tục cho các hộ này vay để tiếp tục phát triển sản xuất để chống nguy cơ tái nghèo, đảm bảo cho các hộ thoát nghèo bên vững, có cuộc sống ổn định và làm giàu chính đáng.

Qua bảng 13 ta thấy hộ nghèo tiếp cận được vốn ngày càng nhiêu và hộ nghèo đã sử dụng vốn có hiệu quả nên số hộ trả nợ ngày càng tăng ( năm 2010 có 1.197 hộ trả được nợ, năm 2011 là 1.526 hộ, năm 2012 là 2.465 hộ). Số hộ nghèo được vay vốn và thiếu nợ hay số hộ dư nợ nhiêu hơn số hộ nghèo qua các năm là do tại thời điểm cho vay thì các hộ này là hộ nghèo

nhưng tới thời hạn trả nợ thì các hộ này đã thoát nghèo.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo nên ngay từ khi cho hộ nghèo vay vốn, Ngân hàng và các hội, đoàn thể, các tổ trưởng tổ TK&VV luôn nhắc nhở bà con sử dụng vốn vay phục vụ cho sản xuất, không dùng vốn vay để chi tiêu lãng phí trong sinh hoạt hay cờ bạc, ma chay, cưới xin… giúp hộ nghèo biết cách sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo môi trường đầu tư thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường, nâng cao dân trí. Tại xã Phương liễu, ban quản lý các tổ đã tín chấp và xét duyệt đê nghị Ngân hàng cho 56 lượt hộ vay với tổng số tiên 242 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Nhờ có nguồn vốn được vay, các hộ đã đầu tư mua máy xay xát, phát triển chăn nuôi được hàng tấn thịt lợn, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Điển hình như hộ chị Nguyễn Thị Năm từ hộ không có trâu cày, sau khi vay 5 triệu đồng đã đầu tư nuôi trâu sinh sản, sau 5 năm đã có đàn trâu 3 con, tổng giá trị 18 triệu đồng. Hộ chị Nguyễn Thị Tám được vay 5 triệu đồng vốn ưu đãi và sự hỗ trợ vê vốn của bạn bè, người thân đã đầu tư vào nuôi lợn, thả cá giúp gia đình có cuộc sống ổn định và trả nợ gốc cho Ngân hàng đúng qui định.

Nhìn chung Ngân hàng cũng đã đạt được nhiêu kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Với nguồn vốn chủ yếu từ trung ương Ngân hàng đã cấp tín dụng cho hộ nghèo nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, thúc đẩy nên kinh tế ở địa bàn phát triển. Đó là do Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ trưởng tổ TK&VV đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc xét duyệt cho vay, thu nợ và lãi, hướng dẫn hộ nghèo cách sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó còn một số cán bộ, tổ trưởng chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, chưa nhiệt tình giúp đỡ hộ nghèo. Vì vậy Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ trưởng tổ TK&VV

cần có các biện pháp khắc phục tình trạng đó để góp phần đẩy nhanh chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo làm cho cuộc sống của hộ nghèo ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Quế võ tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)