Các quan điểm về chất lượng tín dụng thông thường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Quế võ tỉnh Bắc Ninh (Trang 26)

- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mớ

1.3.1.1.Các quan điểm về chất lượng tín dụng thông thường

Chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiên và người vay tiên) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.

+ Đối với khách hàng: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiêu khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, tạo điêu kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiêm tàng trong nên kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

+ Đối với ngân hàng : Phạm vi mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng kỳ hạn và có lãi của tín dụng, hạn chế thấp nhất mức rủi ro trong quá trình hoạt động và cạnh tranh trên thương trường, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh toán cho ngân hàng có thể nói:

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiêu yếu tố: Như thu hút được nhiêu khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí tổng thể vê lãi suất, chi phí vê nghiệp vụ....

Chất lượng tín dụng không tự nhiên sinh ra, đây là một quá trình kết hợp hoạt động giữa những con người trong tổ chức, giữa những tổ chức với nhau trong một ngân hàng, vì điêu đó không chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng mà còn nhằm cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh,

nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, chất lượng tín dụng vừa là một khái niệm vừa là cụ thể, vừa trìu tượng và là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín của ngân hàng trong hoạt động, hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. Hiểu đúng bản chất và phân tích đánh giá đúng chất lượng tín dụng, cũng như xác định chính xác những nguyên nhân những tồn tại của tín dụng, sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp để có thể đứng vững trong nên kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Quế võ tỉnh Bắc Ninh (Trang 26)