- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mớ
1. Theo thời hạn Ngắn hạn 185 386 167 199 174
3.2.5.2. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với các hoạt động của các quỹ XĐGN và các chương trình kinh tế xã hội của từng
động của các quỹ XĐGN và các chương trình kinh tế - xã hội của từng địa phương
Đi đôi với mở rộng các hình thức tín dụng, cần phải phối hợp với các ngành các cấp thực hiện hoạt động tín dụng cho người nghèo đồng bộ theo vùng, theo làng truyên thống, theo các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, xã hội như:
* Đầu tư thông qua các chương trình lồng ghép
Đầu tư thông qua các chương trình lồng ghép là sự hỗ trợ đắc lực cho công tác XĐGN. Chẳng hạn, qua một số lĩnh vực cụ thể:
- Đầu tư lồng ghép với chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chương trình phát triển, hạn chế sinh đẻ, thực hiện mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chính là giải quyết được một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo hiện nay.
- Đầu tư lồng ghép với chương trình phụ nữ “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây
dựng gia đình hạnh phúc, dạy dỗ con cái tiến bộ để sau này trở thành người hữu dụng. Từ đó, góp phần thúc đẩy đời sống xã hội phát triển, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
- Đầu tư lồng ghép với phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế phát sinh đói nghèo.
* Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội với NHCSXH.
Thực hiện chủ trương XĐGN là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, do đó phải có sự hoạt động đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các dự án, chương trình lớn mà bản thân một ngành, một tổ chức không thể giải quyết được.
KẾT LUẬN
Sự ra đời và đi vào hoạt động của NHCSXH Việt Nam nói chung, chi nhánh NHCSXH Bắc ninh nói riêng và đặc biệt là PGD NHCSXH huyện Quế võ vừa là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ, tách hẳn tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vừa phù hợp với điêu kiện cụ thể của nước ta, một nước còn nghèo, có đa số người lao động cần vốn sản xuất nhưng lại không có điêu kiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Mặt khác nó còn thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là tạo điêu kiện cho những người nghèo, những người chịu thiệt thòi vê vốn sản xuất.
Trong thời gian qua hoạt động của Ngân hàng đã đạt nhiêu kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho hộ nghèo ở địa bàn.Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay hộ nghèo vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng của loại hình tín dụng đặc biệt này. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Ngân hàng mà là nhiệm vụ chung của toàn dân, của tổ chức chính quyên địa phương và trước hết là của bản thân hộ nghèo.
Với những hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, nên nội dung trình bày vê chuyên đê vẫn còn 1 số thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và ban lãnh đạo NHCSXH để chuyên đê được hoàn thiện hơn.
Cuối cung em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy. Cô đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chuyên đê. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Ban lãnh đạo NHCSXH và các anh chị nhân viên của NHCSXH đã giúp em có được đợt thực tập thành công rực rỡ, qua đây em cũng học hỏi được rất nhiêu kinh nghiệm quý báu, bài học thực tiễn để em hoàn thành chuyên đê và cũng là hành trang sau này có thể giúp em làm việc tốt hơn.