Cách mạng xã hội chủ nghĩa góp phần giải phóng những người lao động về mặt tinh thần, từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho người lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết và giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội, có năng lực làm chủ xã hội.
Câu 52: Quan niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa?
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa:
+ Theo nghĩa hẹp là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
+ Theo nghĩa rộng là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Câu 53: Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa?
- Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Dưới chủ nghĩa tư bản, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, mang tính chất xã hội hoá cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản chủ nghĩa ngày càng ngay gắt, nhưng:
+ Quy luật xã hội không tự nó diễn ra mà phải thông qua hoạt động của con người.
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra, giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch của mình, thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ.
Câu 54: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức giành chính quyền trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức giành chính quyền của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng, phương thức này xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa tư bản.
+ Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, thông qua đấu tranh nghị trường đầu phiếu phổ thông.
- Sử dụng phương pháp nào là do tình hình lịch sử quy định “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”.
Câu 55: Những biểu hiện của tình thế cách mạng?
- Khi mà giai cấp thống trị không thể thống trị như trước được nữa. - Những người bị áp bức không thể tiếp tục cuộc sống như trước.
- Giai cấp lãnh đạo cách mạng đã đủ năng lực lãnh đạo, phát động được cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp những người lao động chống lại giai cấp tư sản.
Câu 56: Những biểu hiện của thời cơ cách mạng?
+ Ở bên trong mỗi nước, thời cơ cách mạng là lúc:
- Giai cấp thống trị tỏ ra hoang mang cực độ, xâu xé lẫn nhau do sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động;
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng đã sẵn sàng hành động cho cuộc quyết chiến để giành chính quyền.
+ Ở bên ngoài thời cơ cách mạng là lúc:
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế ủng hộ cách mạng, kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại những âm mưu xâm lược, can thiệp của những lực lượng tư bản, lực lượng đế quốc hiếu chiến, tạo điều kiện cho cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi.
- Với bản chất hiếu chiến, những thế lực tư bản đế quốc chủ nghĩa sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân lao động, do vậy, trong hoàn cảnh đó, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể
giành được thắng lợi, giành được chính quyền “bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản".
Câu 57: Theo V.I.Lênin để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có những điều kiện nào?
Một là; sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó được đảm bảo và không ngừng củng cố.
Hai là; khối liên minh công nông được giữ vững và phát triển trên cơ sở một đường lối thích hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Ba là; chính quyền dân chủ cách mạng được củng cố để hoàn thành nhiệm vụ của nó ở giai đoạn thứ nhất, đồng thời chuẩn bị những điều kiện để chuyển sang giai đoạn thứ hai.
Câu 58: Phương thức cơ bản để có thể thực hiện sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác?
Bằng cuộc cách mạng xã hội.
Câu 59: Cơ sở phân chia thời đại lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin?
- Cơ sở thứ nhất để phân chia thời đại lịch sử là các hình thái kinh tế - xã hội.
- Cơ sở thứ hai để phân chia thời đại lịch sử là dựa vào sự thay đổi vị trí trung tâm của các giai cấp trong xã hội.
Câu 60: Hãy nêu những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay?
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản;
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân, giữa tư bản và lao động;
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và kém phát triển với chủ nghĩa đế quốc;
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 61: Những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay?
- Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi thế giới.
- Cách mạng khoa học và công nghệ đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới.
- Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia. - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động, khả năng phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định.
Câu 62: Những xu thế chủ yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay?
- Toàn cầu hoá
- Hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
- Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường.
- Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển.
- Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.
Câu 63: Những tính chất cơ bản của thời đại ngày nay?
- Thời đại ngày nay đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. - Đây là cuộc đấu tranh giữa một chế độ mới ra đời, đang trưởng
thành, nhưng còn hạn chế về nhiều mặt với một chế độ xã hội đã lạc hậu về mặt lịch sử, nhưng đang có những ưu thế nhất định về kinh tế, về quân sự.
- Cuộc đấu tranh giữa hai chế độ xã hội đối lập về bản chất đã và đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Câu 64: Các giai đoạn chính của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội?
Thời đại ngày nay được mở đầu bằng cuộc Cánh mạng Tháng Mười Nga vĩ đại tới nay có thể chia thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất:Từ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tới kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II năm 1945: Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành trên phạm vi một số nước: Liên Xô, Mông Cổ.
- Giai đoạn thứ hai: Từ sau năm 1945 tới đầu những năm 1970: Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
- Giai đoạn thứ ba: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm1980: Trong giai đoạn này, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý tới công tác xây dựng đảng, nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ đảng cộng sản.
- Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn từ đầu những năm 1990 tới nay: Giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm lâm vào thoái trào; Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới giảm đi nghiêm trọng.
Lịch sử đang đặt ra những thử thách to lớn cho chủ nghĩa xã hội phong trào cộng sản và cong nhân quốc tế. Để vượt qua những thử thách đó các nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải tự khắc phục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tranh thủ những điều kiện thuận lợido cuộc cách mạng công nghệ và khoa học tạo ra, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, để nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước.
Câu 65: Thời đại là gì? Cơ sở để phân chia thời đại lịch sử?
- Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển xã hội loài người.
- Cơ sở phân chia thời đại lịch sử là dựa vào các hình thái kinh tế - xã hội và sự thay đổi vị trí trung tâm của các giai cấp trong xã hội.
Câu 67: Tại sao nói Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới vì:
- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã từ lý luận trở thành thực tiễn, đã xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là cái đối lập, phủ định hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục xuyên suốt của sự vận động lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười là đấu tranh xóa bỏ trật tự chủ nghĩa xã hội, thiết lập và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Từ sau Cách mạng Tháng Mười, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới.
- Từ sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.
Câu 68: Tại sao nói mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại ngày nay?
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại ngày nay. Vì:
- Sự vận động của mâu thuẫn này tác động tới những mâu thuẫn còn lại. - Là mâu thuẫn nổi bật, xuyên suốt từ khi Cách mạng Tháng Mười thành công. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ khi nó ra đời cho đến nay.
Câu 69: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ?
Thứ nhất, dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân.
Thứ hai, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
Thứ ba, từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân”.
Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh của toàn xã hội… ở mỗi quốc gai dân tộc cụ thể.
Câu 70: Nêu các chế độ dân chủ trong lịch sử?
- Dân chủ chủ nô; - Dân chủ tư sản;
Câu 71: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? a) Bản chất chính trị.
Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng của giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân .