Quan niệm về con người:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 141)

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân

a) Quan niệm về con người:

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.

- Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên (sinh học) và cái xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên.

- Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật. “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

- Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xã hội, Chỉ trong xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại… Trong xã hội thông qua các quan hệ với người khác mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách.

b) Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:

Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Con người xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau:

- Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hôi, v.v. để con người thực hiện quyền làm chủ đó.

- Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.

- Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hóa, có tình nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khỏe, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.

- Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.

Câu 42: Phân tích quan niệm về nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực khác.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)