Nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 142)

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân

a) Nguồn lực con người.

- Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ,nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn. Nguồn lực con người càng được sử dụng, lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả.

- Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội,v.v. tạo nên năng lực của con người của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

- Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội; là nói tới số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

+ Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng, các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm những đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc, với gia đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chính trị, v.v.

+ Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây khó khăn cho phân

công lao động xã hội và do vậy chất lượng lao động cũng bị hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số lượng người hoạt động trong một tổ chức xã hội.

- Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội.

Câu 43 Phương hướng cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay?

- Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế đất nước.

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nội dung chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí máy móc, vừa tạo ra những điều kiện để nâng cao mức sống nhân dân, tạo điều kiện cho xã hội và gia đình quan tâm tới giáo dục nhiều hơn. Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu, những thách thức buộc người lao động phải phấn đấu vươn lên.

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa là điều kiện để xây dựng, bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người, đồng thời đến lượt nó, phát huy nguồn lực con người lại là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thứ hai: Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.

Chính sách xã hội là những chính sách trực tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội; đó là những chính sách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; và là một trong những động lực trực tiếp để con người hoạt động trên lĩnh vực xã hội.

+ Phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện chính sách xã hội.

+ Chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội phải hướng tới con người và vì con người. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng xã hội, giải phóng con người.

- Thứ ba: Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa:

+ Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.

+ Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-tư tưởng…Do vậy, xã hội phải tạo ra những điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, thông qua đó mà họ tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội.

- Thứ tư: Thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá.

+ Nguồn lực con người bao gồm cả những yếu tố tự, cả yếu tố xã hội trong mỗi con người.

+ Để bồi dưỡng, phát triển và phát huy tốt hơn nữa nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.

+ Cuộc cách mạng này có nhiệm vụ trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần chúng nhân dân lao động, ”phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”

Câu 44: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay?

Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện tốt những giải pháp sau: a) Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế.

- Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.

- Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị.

- Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 142)