Tính chính trị của tôn giáo.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 71)

Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, do có sự khác biệt về lợi ích, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Câu 95: Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng?

- Giống nhau, đều phản ánh niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên thần bí.

- Khác nhau, tôn giáo có giáo lý, hệ thống tổ chức và giáo luật, còn tín ngưỡng thì không có điều này.

Câu 96: Chức năng xã hội cơ bản của gia đình?

- Chức năng tái sản xuất ra con người.

- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình. - Chức năng giáo dục của gia đình.

- Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của gia đình.

Câu 97: Những định hướng xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay?

- Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.

- Xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay được thực trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.

- Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.

- Xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay phải gắn liền với việc hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình.

- Gia đình tập thể: Gia đình huyết tộc; Gia đình Pulanuan; Gia đình đối ngẫu.

- Gia đình cá thể: Một vợ một chồng.

Câu 99: Đặc trưng và các mối quan hệ cơ bản của gia đình?

- Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình

- Huyết thống và quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình.

- Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn.

- Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình.

Câu 100: Vì sao gia đình là cầu nối giữa con người và xã hội?

- Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình và của gia đình, mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và “phản ứng” lại đối với những tác động của xã hội thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách...của xã hội.

- Sự đồng thuận hay không đồng thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ, mỗi thời đại.

Câu 101: Hiểu như thế nào về chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình?

Tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội.

Câu 102: Hiểu như thế nào về chức năng kinh tế gia đình?

Đây là chức năng cơ bản của gia đình. Thực hiện chức năng này các gia đình tiến hành các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống, đảm bảo hạnh phúc cho gia đình. Thực hiện chức năng này còn là việc các gia đình sử dụng nguồn thu nhập để mua sắm những sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình, thông qua đó mà góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.

Câu 103: Hiểu như thế nào về chức năng giáo dục của gia đình?

- Giáo dục gia đình có tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người. Giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và cho xã hội.

- Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Vì mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể, việc giáo dục của gia đình bắt đầu từ khi sinh ra cho đến cuối đời. Vai trò của cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người

thân khác trong gia đình đối với giáo dục là rất quan trọng, đều ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách.

- Trong một xã hội, con người được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng hình thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục trong gia đình.

Câu 104: Hiểu như thế nào về chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm của gia đình?

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm của gia đình được coi là chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình. Sự hiểu hiểu biết, thông cảm, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái...làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội

Câu 105: Những điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

- Điều kiện kinh tế: Thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân.

- Điều kiện chính trị: Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện một hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ, đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc và bền vững.

- Điều kiện văn hóa: Xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống chiến lược và chính sách phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ tạo ra ngày càng nhiều cơ hội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân, mỗi gia đình.

- Điều kiện xã hội: Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống các chính sách xã hội trên lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình, việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe, bỏ hiểm xã hội...

Câu 106: Nội dung xây dựng gia đình mới Việt Nam?

- Mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình, cụ thể hóa những định hướng ấy thành những tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có.

- Nội dung cơ bản, trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. - Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải

quyết và thực hiện cong bằng xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Hoàn thiện các chính sách kinh tế- xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, Tăng thu nhập, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Quan tâm đến các chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội được coi là vấn đề cơ bản và hết sức cấp bách.

Câu 107: Định hướng xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay?

- Xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đạ về gia đình.

- Xây dựng gia đình mới trên cơ sở quan hệ hon nhân tự nguện, tiến bộ đảm bảo quyền tự do kết hôn và ly hôn.

- Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quan hệ bnhf đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.

- Xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay gắn liền với hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình.

Câu 108: Nguồn lực con người là gì?

- Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội,v.v… Tạo nên năng lực con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

- Nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.

- Nguồn lực con người gồm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Câu 109: Giải thích câu:“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh).

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.Câu nói này nhấn mạnh vai trò của con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo, là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 110: Quan điểm của Đảng ta về văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?

Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội và xác định nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ (tinh hoa nhân loại), đó chính là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng động, giữa xã hội và tự nhiên.

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; Lòng

nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống...

Câu 111: Những phương hướng nhằm phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay?

Thứ nhất, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nền kinh tế đất nước.

Thứ hai, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.

Thứ ba, từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.

Câu 112: Quan điểm của Đảng ta về nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng?

- Con người là vốn quý nhất, chăm lo đến hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp phát triển sản xuất, văn hóa, xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm.

- Con người vừa là động lực vừa, là mục tiêu của cách mạng nước ta. - Chăm lo phát triển con người toàn diện cả về trí tuệ văn hóa, tinh thần, phẩm chất đạo đức và sức khoẻ bằng hàng loạt chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đúng đắn.

Câu 113: Những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay?

- Trong lĩnh vực kinh tế: Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất.

- Trong lĩnh vực chính trị: Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị, về pháp luật, về nhà nước của dân, do dân và vì dân từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.

- Trên lĩnh vực xã hội: Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với người trên tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.

- Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, bố trí và sử dụng tài năng.

- Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học lí luận chính trị - xã hội dẫn dắt thực tiễn hoạt động xây dựng chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân và chính đảng của nó trên thực tiễn - hình thành chế độ xã hội mới.

Câu 115: Chủ nghĩa xã hội khoa học hiểu theo nghĩa rộng?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác-Lênin (gồm cả ba bộ phận). Vì, suy cho cùng cả triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều dẫn tới cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Câu 116: Chủ nghĩa xã hội khoa học hiểu theo nghĩa hẹp?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế... để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính chất toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Câu 117: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Chủ nghĩa xã hội có đối tượng nghiên cứu là:

- Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 71)