Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 125)

Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:

- “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”.

- Vấn đề xoá đói giảm nghèo cho công, nông, trí thức chủ yếu bằng tạo việc làm đồng thời kết hợp các giải pháp hỗ trợ, cứu trợ.

- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội trong điều kiện đại đa số các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với nước, chịu hậu quả chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản của liên minh.

- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản lâu dài tạo cho liên minh phát triển vững chắc.

+ Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở và phổ cập trung học, nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Khắc phục các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, nhất là ở nông thôn.

- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học, công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa những trọng điểm ở nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại.

- Đối với những nước nông nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội như nước ta thì liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức vừa là vấn đề có tính quy luật tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vừa là lực lượng sản xuất, lực lượng chính trị cơ bản và đông đảo nhất của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 30: Phân tích khái niệm dân tộc và những đặc trưng cơ bản của dân tộc. Phân tích về hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc trong thời đại hiện nay?

a) Khái niệm:

Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.

Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự

thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia; Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc. Dưới góc độ môn chủ nghĩa xã hội khoa học, dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ khi đặt nó bên cạnh nghĩa thứ hai, trong mối liên hệ với nghĩa thứ hai thì sắc thái nội dung của nó mới bộc lộ đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 125)