Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 112)

b1) Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia hai miền:

+ Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân + Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I.Lênin đã nêu ra về đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông”.

+ Đảng và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc của Tổ quốc.

+ Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế. Vì vậy, kinh tế - xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng…

- Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu chính thức công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX Đảng ta có nhận thức càng rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

b2) Nội dung của thời kỳ quá độ ở nước ta.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, cho nên thời kì quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường tư bản chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa.

- Trong thời kì quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội.

- Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công dân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội.

- Trong giai đoạn hiện nay: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.”

Câu 21: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ, về bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa?

a) Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ.

- Thứ nhất, Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động; dân chủ là quyền lực của nhân dân.

- Thứ hai, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Do đó từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.

- Thứ ba, từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân”, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.

- Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, ở mỗi quốc gia dân tộc cụ thể.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)