GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÀNH THANH XUÂN
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quân Độ
Để tăng cường huy động vốn, ngân hàng nên xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị theo thông lệ quốc tế, MB cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn.
Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất là một trong các yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến việc thu hút vốn, đặc biết là vốn trung và dài hạn. Vì người dân khi có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với thời hạn dài thưởng đặt mục tiêu lãi suất lên trên hàng đầu. Lãi suất ngân hàng cần phải thỏa mãn: có lợi cho người gửi, có lợi cho người vay và có lợi cho ngân hàng. Cụ thể:
Một là, lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Hai là, lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường (lãi suất cho vay phải nhỏ hươn tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp).
Ba là, lãi suất được sây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyến định lãi suất đầu vào, lãi suất thự dương tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Lãi suất được xác định trong mặt bằng chung trong hệ thống ngân hàng, phải có tính cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất gửi tiền có kỹ hạn ngắn. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng lãi suất huy động bằng tỷ lệ lạm phát bành quân hoặc lãi suất gốc cộng tỷ lệ thu nhập dự tính của người gửi tiền.
Bốn là, lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu, tiết kiệm chi phí, lãi vừa tăng tính ổn định của nguồn, dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thị trường để chủ động tạo ra khe hở nhạy cảm với lãi suất thích hợp, từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, điều chỉnh kết quả kinh doanh theo hướng tích cực.
Việc xác định lãi suất được thực hiện căn cứ vào lãi suất do NHNN công bố cũng như căn cứ vào lãi suất của 4 NHTM quốc doanh, Sacombank và một số ngân hàng khác; đồng thời căn cứ vào lượng tiền gửi, tiền vay của ngày hôm trước để phòng nguồn vốn phân tích và đưa ra các mức lãi suất huy động cho ngân hàng. Và hoạt động này phải diễn ra thường xuyên hàng ngày nhằm đảm bảo lãi suất linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường và của nguồn vốn trong ngân hàng. Hiện nay, trong bảng xếp hạng ngân hàng 2013, MB nằm trong các ngân hàng nhóm A. Vì vậy, lãi suất của ngân hàng nên cao hơn nhóm 4 ngân hàng quốc doanh, nhưng thấp hơn các ngân hàng có uy tín thấp hơn như: maritime bank, VietA bank, Ocean bank,... để vừa thu hút khách hàng vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, cân bằng giữa lợi nhuận và uy tín, vị trí của ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp.
Tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cùng với việc này là việc phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. MB cũng nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đầy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trong thời đại hiện nay, công nghệ đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Công nghệ là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng. Những thay đổi và tiến bộ của công nghệ và ứng dụng vào ngân hàng cho phép ngân hàng đổi mới lơn trong hoạt động nói chung và đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Như vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng cần phải nâng cao công nghệ ngân hàng.
Trước hết, ngân hàng cần tổ chức đánh giá lại thực trạng công nghệ đang sử dụng tại đơn vị có phù hợp với trình độ nhân viên hay không, đã hiệu quả chưa... Để từ đó, xác định đổi mới công nghệ nào là phù hợp.
Việc đổi mới công nghệ là một quá trình lâu dài, không thể giải quyết một cách nhanh chóng. Việc đổi mới công nghệ phải kết hợp với tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy, để tăng khả năng cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả thì chi nhánh cần không ngững hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới trang thiết bị, hoàn thiện cơ chế thanh toán trong nội bộ ngân hàng, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý chặt che các nghiệp vụ, trên cơ sở đó giúp cho chi nhánh sớm hòa nhập vào mạng lưới thanh toán hiện đại.