Phù hợp trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 57)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÀNH THANH XUÂN

3.2.5.Phù hợp trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có mối liên hệ thường xuyên chặt che, hỗ trợ, chi phối lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện đầu tư, cho vay. Chỉ khi ngân hàng tiến hành đầu tư, cho vay thì đồng vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định khối lượng, cơ cầu nguồn vốn cần huy động. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn một cách vững chắc nhất, vì khi đồng vốn đầu tư, cho vay phát huy hiệu qủa làm cho kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, đồng thời việc sử dụng vốn hiệu quả se tạo lòng tin, sự an tâm cho khách hàng khi đến gửi tiền. Nhờ đó ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn ngày càng lớn.

Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác quản lý, sử dụng vốn với phương châm: việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn và tăng trưởng vốn. Để thực hiện được phương châm trên thì:

- Chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển kinh doanh của hội đồng quản trị, các giải pháp điều hành của tổng giám đốc MB. Thường xuyên tiếp cận, bám sát các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của chính phủ để đưa ra các giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư có hiệu quả.

- Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng với phương châm: lắng nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ chức tín dụng khác trên

địa bản, từ đó chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng, hiệu quả và an toàn kinh doanh.

- Tiến hành phân loại khách hàng để đưa ra định hướng đầu tư cho từng nhóm khách hàng cụ thể để đưa ra chiến lược sử dụng vốn phù hợp, đáp ứng mục tiêu kinh doanh. - Thường xuyên, tăng cường làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ tín dụng, giáo dục phẩm chất, đạo đức, phong cách cán bộ, đồng thời phải bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn, sở thích từng người, quán triệt nguyên tắc an toàn trong kinh doanh.

Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế bất ổn, nợ xấu đang tăng cao (năm 2013 là 13,58%). Vì vậy, việc cấp bách của ngân hàng hiện nay là cho vay có kiểm soát, tăng cường việc thu hồi nợ để giảm nợ xấu, đồng thời tuân thủ chặt che quy trình tín dụng, tránh tình trạng chạy đua doanh số vì lợi nhuận trước mắt mà gây ra rủi ro lớn sau này. Tiếp tục phân loại nợ đúng để trình lập dự phòng đầy đủ, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc sử dụng vốn hiệu quả ngoài việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng còn tăng uy tín, mang lại sự tin tưởng cho khách hàng khi mang tiền đi gửi vào ngân hàng thúc đẩy, tăng cường lượng vốn huy động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 57)